"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.



Bám sát quy hoạch, các tuyến đường tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo (Kim Bôi) được đầu tư nâng cấp, mở rộng, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Được xác định là 2 đồ án quan trọng, có ý nghĩa lớn trong phát triển KT-XH của địa phương, ĐAQH xây dựng vùng huyện Kim Bôi đến năm 2040, ĐAQH chung đô thị Bo đến năm 2045 được UBND huyện Kim Bôi và đơn vị tài trợ quy hoạch triển khai trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch của các ngành, từng bước điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, xu hướng phát triển. Theo lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi, điểm cốt lõi của các quy hoạch chung là nhằm làm nổi bật vị trí Kim Bôi thuộc tiểu vùng 2 nằm tại phía Đông và Nam của tỉnh theo định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là tiểu vùng phát triển công nghiệp - du lịch - thương mại - nông - lâm nghiệp của tỉnh, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như: đường Hồ Chí Minh, QL21, QL12B và tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình. Ngoài ra, huyện nằm trên hành lang kinh tế chủ đạo Lương Sơn - Kim Bôi - Lạc Thủy (dải hành lang tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội).

Song song với triển khai xây dựng các ĐAQH chung nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư, huyện đang khẩn trương thực hiện các ĐAQH phân khu. Kim Bôi đã và đang triển khai 29 ĐAQH phân khu với diện tích khoảng 6.399 ha, trong đó có 8 ĐAQH phân khu đang lập nhiệm vụ quy hoạch; 7 đồ án phân khu đang thẩm định nhiệm vụ quy hoạch; 10 đồ án đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đang triển khai lập đồ án; 4 đồ án chưa triển khai lập quy hoạch theo chủ trương của UBND tỉnh.

Cụ thể, 10 đồ án đã được phê duyệt nhiệm vụ gồm: quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Vĩnh Tiến, diện tích 226 ha; quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Bình Sơn, diện tích 340 ha; quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khuvực xã Bình Sơn, xã Hùng Sơn, tổng diện tích 350 ha; quy hoạch phân khu xóm Dảnh, xóm Chiềng và quy hoạch phân khu xóm Sống, xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng, tổng diện tích 269 ha; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Thung Mường, xã Tú Sơn, diện tích 197,5 ha; quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu phức hợp thể dục thể thao và du lịch sinh thái xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, diện tích 266,8 ha; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Cuối Hạ và xã Sào Báy, diện tích 125 ha; quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Đông Bắc, xã Vĩnh Đồng, tổng diện tích 269 ha; quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Đông Bắc, diện tích 188 ha.

Công tác lập quy hoạch được xác định là một trong những đột phá chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, đồng thời góp phần thu hút đầu tư, phát triển KT-XH của địa phương. Do đó, UBND huyện Kim Bôi tiếp tục bố trí nguồn lực để sớm hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định theo quy định. Tuy nhiên, theo UBND huyện, hiện nay các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu muốn phát huy hiệu quả thì phải tích hợp được với các quy hoạch khác, vì vậy cần có sự phối hợp giữa địa phương và các sở, ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan đến các quy hoạch khác như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển đô thị, phát triển nhà ở... gắn với định hướng, bố trí không gian phát triển.

 

"ĐAQH là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển, đảm bảo phát triển trong dài hạn; là cơ sở để xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo tính khách quan, khoa học; là cơ sở để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tại huyện; là cơ sở để loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng cho người dân, doanh nghiệp. Do vậy tiếp tục dồn sức làm tốt công tác quy hoạch vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của huyện tại thời điểm này” - Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi Trần Tuấn Sơn khẳng định.

 

Minh Vũ

Các tin khác


3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ sản phẩm

Nhằm thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm trong tỉnh, Hội Nông dân tỉnh vừa có Công văn số 339-CV/HNDT về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Đà Bắc vượt khó xây dựng nông thôn mới

Xuất phát điểm thấp, yêu cầu của các tiêu chí ngày càng cao nên công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Đà Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện chung sức, đồng lòng, nỗ lực đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục