Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.



Cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Châu tiêm phòng cho vật nuôi tại xã Mai Hịch.

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong huyện ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp các xã, thị trấn tổ chức tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn trâu, bò đạt gần 35%; tiêm phòng dịch tả, tụ huyết trùng ở lợn đạt 65%; tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, niu cát xơn cho đàn gia cầm đạt gần 50%. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, người dân chủ động mua thuốc về tự tiêm phòng, không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Ông Hà Văn Hỉn, xóm Báo, xã Bao La cho biết: Để bảo đảm cho đàn lợn phát triển tốt, gia đình tôi luôn coi trọng phòng bệnh bằng nhiều biện pháp kết hợp như tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát mùa hè, giữ ấm về mùa đông. Hiện nay, việc tiêm phòng được tăng cường bởi thời điểm này là lúc các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng… dễ bùng phát. Ngoài ra, tôi còn tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do xã tổ chức, qua đó giúp việc chăn nuôi được hiệu quả hơn.

Hiện, hộ chăn nuôi trên địa bàn 16 xã, thị trấn huyện Mai Châu thường xuyên chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các xã đã vào cuộc sát sao trong chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm để hạn chế dịch bệnh.

Đồng chí Hà Công Thuần, Chủ tịch UBND xã Bao La cho biết: Toàn xã có gần 1.500 con trâu, bò; hơn 2.560 con lợn; 18.110 con gia cầm. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, xã chỉ đạo thú y viên phối hợp với các trưởng thôn, tổ chức đoàn thể xã triển khai tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại ở các thôn, xóm. Cùng với đó, xã phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, qua đó giúp bà con phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm hiệu quả hơn. Đến nay, đàn gia súc, gia cầm của xã phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Xã chỉ đạo tổ chức tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho đàn trâu, bò.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã ban hành văn bản chỉ đạo ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chỉ đạo các xã thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, thời tiết và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, các điểm mua bán gia súc, gia cầm; thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch vận chuyển động vật và kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn…

Bà Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Châu cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Trung tâm tích cực phối hợp cùng các địa phương tiến hành rà soát, hướng dẫn người chăn nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu gia súc nhiễm bệnh. Chủ động tiêm vắc xin lở mồm long móng; tụ huyết trùng; dịch tả lợn châu Phi… cho đàn vật nuôi; chuẩn bị các loại vật tư, hóa chất để phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại chăn nuôi. Đồng thời, tham mưu UBND huyện, Phòng NN&PTNT giao các địa phương, các bản, tiểu khu phối hợp thực hiện giám sát vùng dịch, vận chuyển vật nuôi bị bệnh. Từ đó kịp thời khoanh vùng ngay nếu có dịch bệnh xảy ra.

Huyện đã mua và dự trữ trên 30.000 liều vắc xin, hóa chất phục vụ phòng, chống các loại dịch bệnh. Chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện "5 không”. Đồng thời, tuyên truyền bà con bổ sung thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong thời điểm giao mùa; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, hạn chế nguy cơ vật nuôi bị nhiễm bệnh.

Các cơ quan chức năng của huyện tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, giảm thiểu các loại dịch bệnh phát sinh, bảo đảm chăn nuôi được duy trì, phát triển ổn định, mang lại thu nhập cho người dân.


Hoàng Anh

(Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu)


Các tin khác


3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục