Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thuỷ sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững.


Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP giúp nâng cao giá trị thuỷ sản nuôi trồng. Ảnh chụp tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

Với hồ thuỷ điện rộng lớn, Hoà Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng lớn nhất cả nước về phát triển kinh tế thuỷ sản hồ chứa. Những năm qua, tỉnh ta đã ban hành các chính sách vềkhuyến khích, hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững, nỗ lực xây dựng nhãn hiệu "Cá sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm sông Đà - Hòa Bình” (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận). Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP thuỷ sản đã đem lại những hiệu quả thiết thực trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 9 sản phẩm chế biến (cá phi lê, ruốc cá) được chứng nhận OCOP, gồm: 5 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 3 sao.

Năm 2023, cá trắm đen sông Đà, cá lăng đen sông Đà, cá ngạnh sông Đà là 3 sản phẩm của Hợp tác xã Đà Giang ECO, xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Với 5 xóm giáp lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, từ lâu nghề nuôi cá lồng đã phát triển ở xã vùng hồ này. Tuy nhiên, do còn gặp khó khăn về đầu ra, khoa học kỹ thuật nên nghề nuôi cá chưa thể là nghề chính đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. Đầu năm 2023, Hợp tác xã Đà Giang ECO được thành lập đã liên kết trong sản xuất, tiêu thụ cá với các hộ nuôi cá lồng ở xã Tiền Phong. Nhờ đó nghề nuôi cá lồng đã phát triển mạnh, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Đặc biệt với 3 sản phẩm cá được công nhận OCOP 3 sao càng thúc đẩy nghề nuôi cá lồng nơi đây phát triển.

Giám đốc Hợp tác xã Đà Giang ECO – Xa Ngọc Hưng cho biết: Hợp tác xã tập trung vào các sản phẩm cá chế biến chuyên sâu, thay vì chỉ bán cá tươi nguyên con như trước. Được chứng nhận sản phẩm OCOP giúp hợp tác xã thuận lợi hơn trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Qua đó giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Là hộ nuôi cá lồng lâu năm tại xã Hiền Lương (Đà Bắc), bà Đinh Thị Khánh, xóm Mơ cũng mong mỏi được liên kết với các hộ khác để cùng sản xuất, có sản phẩm được công nhận OCOP để đầu ra bền vững. Bà Khánh cho biết, hiện nay nghề nuôi cá lồng ở địa phương chủ yếu là "mạnh ai nấy làm”, nuôi theo kinh nghiệm, còn thiếu kiến thức. Do đầu ra còn khó khăn, phụ thuộc vào tư thương nên gia đình bà Khánh chỉ duy trì nuôi 2 lồng cá, bỏ trống 1 lồng vì sợ nuôi nhiều khó bán. Hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện Đà Bắc là 143 ha, với 2 nghìn lồng cá. Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 700 tấn, trong đó nuôi trồng gần 583 tấn. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Xây dựng sản phẩm OCOP về thuỷ sản là một trong những giải pháp quan trọng mà huyện đã và đang triển khai để phát triển nghề nuôi cá lồng tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh cho biết: Hiện nay, ngành chú trọng triển khai thử nghiệm các mô hình nuôi cá lồng bè theo tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản có chứng nhận VietGAP, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến, thị trường. Ngoài ra, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng.


Viết Đào


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Các xã đạt từ 11 tiêu chí nông thôn mới nâng cao trở lên

Theo báo cáo của UBND huyện Lương Sơn, tính đến thời điểm này, các xã trên địa bàn huyện cơ bản đạt từ 11 tiêu chí NTM nâng cao trở lên.

Quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện nắng nóng, mưa bão và hạn hán

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Những tấm gương sáng trong phong trào hiến đất ở xã Nà Phòn

Quyết định hiến đất là điều không dễ dàng đối với bất cứ gia đình hay cá nhân nào, đặc biệt với những người nông dân, bởi với họ "tấc đất là tấc vàng”, là tài sản quý giá. Thế nhưng, ở huyện Mai Châu đã có những người dân vì lợi ích chung của cả xã hội mà tự nguyện hiến đất, đồng thuận hưởng ứng cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng khu vực phòng thủ góp phần củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Huy động 25 nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nguồn lực dự kiến huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 của tỉnh là 25.000 tỷ đồng.

Xem xét gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây

Chiều 25/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị Chính phủ xem xét gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây và rà soát để bảo đảm không điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục