Đến nay, 17 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực giúp Việt Nam kết nối với gần 60 thị trường.



Nhờ vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đây là lợi thế rất lớn đối với hàng Việt so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, đó mới là giấy thông hành để vào các thị trường, còn việc tận dụng hiệu quả được hay không lại phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ từ địa phương trong quá trình thực thi.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn cho biết đã tăng tỷ lệ nội địa hoá, nghiên cứu, tự thiết kế một số mẫu áo khoác, sẵn sàng chào hàng sang châu Âu, Mỹ dịp cuối năm. Đây là sự thay đổi lớn với một doanh nghiệp từ trước đến nay chỉ làm gia công theo yêu cầu.

Ông Trần Xuân Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn cho biết: "Tập đoàn chúng tôi chuyển sang hướng trực tiếp may hàng trọn gói nguyên liệu, phụ liệu, may thành sản phẩm xuất hàng, làm thế nào để hàng xuất xứ ngay tại Việt Nam và trong khu vực để hưởng lợi từ FTA".

Chủ động đến 30% nguyên liệu làm chiếc áo là chưa đủ. Trước thách thức về cắt giảm cả đơn hàng và đơn giá, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi từ may gia công sang may trọn gói để cạnh tranh. Nghĩa là doanh nghiệp tự chủ từ nguyên phụ liệu cho đến giao hàng tận gốc. Khó khăn và rủi ro hơn nhưng là điều phải làm để hưởng các ưu đãi vào các thị trường có FTA.

Sự chuyển biến không chỉ ở doanh nghiệp, mà còn là sự chủ động bộ ngành, chính quyền các địa phương. Nhờ vậy, 5 tháng qua, nhóm doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn doanh nghiệp nước ngoài. Xuất khẩu sang các thị trường FTA và cả thị trường mới đều phục hồi tốt.

Việt Nam cam kết mở cửa trong FTA là một chuyện, nhưng thực thi khai thác là một chuyện khác. Theo Bộ Công Thương, thực tế đa phần các giải pháp của địa phương vẫn tập trung tuyên truyền, hỗ trợ ban đầu. Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường FTA một số nơi chưa đến 10%.

"Cam kết là như vậy nhưng tỷ lệ doanh nghiệp thực tế khai thác FTA như thế nào thì cần có công cụ trên thực tiễn để đánh giá doanh nghiệp đang khai thác và dịch vụ hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương", ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.

Sau 3 - 4 năm đầu thực thi, hàng hóa Việt Nam đã chinh phục được các thị trường lớn, khó tính. Nhưng để đi được đường dài, định vị thương hiệu thì cần những chuyển đổi nhanh và mạnh hơn nữa trong khi phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tham gia vào công đoạn gia công hoặc xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh

Những năm gần đây, tại tỉnh Hòa Bình, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến. Điều này không chỉ giúp các "nhà băng” tiến gần hơn tới mục tiêu ngân hàng số mà còn tạo nhiều tiện ích cho khách hàng.

Xã Đông Lai nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Được huyện chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, với sự đồng thuận của người dân, sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, xã Đông Lai (Tân Lạc) đang nỗ lực, củng cố, hoàn thành các tiêu chí, triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cán đích NTM nâng cao vào cuối năm 2024 theo kế hoạch đề ra.

Thành phố Hòa Bình hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thành phố Hòa Bình hiện có 68 hợp tác xã (HTX), tổng vốn điều lệ trên 144 tỷ đồng. Theo lĩnh vực ngành nghề, có 47 HTX nông nghiệp, 3 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 18 HTX thương mại - dịch vụ. Tổng doanh thu hàng năm của các HTX đạt 78 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.180 người. Thu nhập bình quân lao động thường xuyên của HTX nông nghiệp đạt 5 triệu đồng/người/tháng; HTX vận tải 6,8 triệu đồng/người/tháng. Các HTX thu hút nhiều thành viên, tạo việc làm cho nhiều lao động. Đồng thời, HTX phát triển bền vững góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và xây dựng nông thôn mới.

Tín dụng chính sách, đòn bẩy giúp đồng bào thiểu số vươn lên thoát nghèo

Sau 10 năm thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nguồn vốn này đã thực sự trở thành "điểm tựa" giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng thành công nông thôn mới ở nhiều địa phương.

Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng 11,3%

Số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ xuất nhập khẩu tháng 5/2024 đạt 38.940 tỷ đồng, tăng 11,3% so với tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm, số thu NSNN từ xuất nhập khẩu đạt 165.696 tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán được giao, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trao văn bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu Gà đen Pà Cò - Hang Kia cho huyện Mai Châu

Ngày 7/6, tại xã Pà Cò, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao văn bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu "Gà đen Pà Cò - Hang Kia” cho sản phẩm gà của huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục