Sáng 4/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 30/6/2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao tổng VĐTC nguồn ngân sách nhà nước 3.430,661 tỷ đồng; số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng. Về kế hoạch VĐTC được phép kéo dài thực hiện sang năm 2024, tổng nguồn vốn là 4.821,083 tỷ đồng. Đến ngày 30/6, toàn tỉnh giải ngân được 845 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 23% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Đối với kế hoạch VĐTC được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024, kết quả giải ngân đến ngày 30/6 là 115,4 tỷ đồng, tỷ lệ đạt thấp so với kế hoạch đề ra.

Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công chậm, tỷ lệ giải ngân thấp so với yêu cầu. Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, ban quản lý các dự án chuyên ngành của tỉnh báo cáo nguyên nhân chậm tiến độ, nhất là đối với 19 dự án có tỷ lệ giải ngân 0%. Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu vẫn là công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc; thời gian hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư bị kéo dài; các dự án sử dụng vốn ODA gặp khó vì điều chỉnh chủ trương đầu tư…   

Các đại biểu đã bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân VĐTC năm 2024. Theo định hướng của UBND tỉnh, các chủ đầu tư khẩn trương rà soát tiến độ dự án, chủ động đề xuất điều chỉnh vốn của các dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2024 cho các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, gửi Sở KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phân tích làm rõ tình hình giải ngân của từng nhóm dự án, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan và yêu cầu ngay trong tháng 7 phải tăng cường phối hợp để thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân của từng nhóm dự án. Trong đó, yêu cầu chủ đầu tư quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn của các dự án sử dụng nguồn vốn năm 2023 chuyển sang thực hiện năm 2024, nhất định không được để cắt vốn, điều chuyển vốn về Trung ương.

Riêng đối với 19 dự án chưa giải ngân được, đồng chí yêu cầu kiểm điểm chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan, rà soát lại năng lực điều hành của chủ đầu tư và có biện pháp xử lý, giao Sở Nội vụ theo dõi, đưa vào đánh giá thi đua cuối năm 2024.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Giải ngân VĐTC là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và các tổ chức, đơn vị liên quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư. Nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến ngày 30/9 đạt tỷ lệ giải ngân trên 70% kế hoạch vốn giao, đồng chí giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; yêu cầu các chủ đầu tư quyết liệt triển khai và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh khi không hoàn thành nhiệm vụ.


Thu Trang

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, bảo đảm sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn tại các địa phương trong tỉnh.

Quy hoạch vùng ĐBSCL từng bước thay đổi tư duy về an ninh lương thực

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức chiều 1/7, tại Cà Mau, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long được ban hành sớm nhất so các vùng trên cả nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 7/7/2023, đây là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của vùng trong thời kỳ quy hoạch.

Dư luận quan tâm chính sách giảm thuế; tăng lương và xác thực sinh trắc học áp dụng từ ngày 1/7

Dư luận đang rất quan tâm về một số chính sách, quy định có hiệu lực từ hôm nay (ngày 1/7) như: Chuyển tiền giá trị lớn phải xác thực khuôn mặt; một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) xuống còn 8% đến hết năm nay. Cũng từ ngày 1/7, khi cảnh sát giao thông kiểm tra trên đường, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe... qua ứng dụng VNeID.

Xã Tử Nê: Phát huy vai trò thanh niên trong chuyển tải vốn ưu đãi

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Tử Nê (Tân Lạc) phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên xã phát huy tốt vai trò trong nhận uỷ thác vốn, là cầu nối chuyển tải kịp thời vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giữ ổn định

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 vẫn giữ ổn định như mức giá của tháng 6 theo diễn biến của giá gas thế giới. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 7/2024 tại thị trường Hà Nội là 445.500 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.782.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, không thay đổi so với giá tháng 6.

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 - 31/12/2024

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục