Ngày 16/7, tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tổ chức hoạt động kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề "Phụ nữ hội nhập phát triển kinh tế bền vững”. Tới dự có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hội LHPN 20 tỉnh phía Bắc; đại diện các doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ, đơn vị sản xuất sản phẩm trong tỉnh, TP Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu tìm hiểu về mô hình du lịch cộng đồng xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) tại chương trình.


Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam trao cờ lưu niệm cho các doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ tham gia chương trình.

Hoạt động kết nối thị trường có gần 100 sản phẩm được trưng bày, là các sản phẩm OCOP, VietGAP, dược liệu, sản phẩm đạt chất lượng trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến của 11 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thông qua hoạt động, Hội LHPN tỉnh mong muốn kết nối các đơn vị tiêu thụ trong và ngoài tỉnh với các đơn vị sản xuất sản phẩm do phụ nữ làm chủ và tham gia quản lý, nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, du lịch… của phụ nữ Hòa Bình ra các tỉnh, thành phố trên cả nước, tiến tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Từ đó, giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, tiến tới bình đẳng giới thực chất trong mọi lĩnh vực.

Trong khuôn khổ hoạt động, Ban tổ chức đã tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia kết nối tiêu thụ sản phẩm và 10 sản phẩm tiêu biểu tham gia trình bày và giới thiệu; ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị tham gia kết nối; tham quan các gian hàng trưng bày.

Hồng Duyên

Các tin khác


Hiệu quả từ ủy thác vốn qua các tổ chức chính trị - xã hội

Những năm qua, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chương trình ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Qua đó góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh.

“Phục vụ tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”

Một ngày giữa tháng 6, ông Bàn Tiến Sự ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đặt tại trụ sở UBND xã Toàn Sơn để làm thủ tục vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo. Thủ tục nhanh gọn, cán bộ ngân hàng làm việc chuyên nghiệp nên ông không mất nhiều thời gian.

Vốn chính sách giúp hộ nghèo vươn lên

Từ nguồn vốn các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến được các bản làng xa xôi, đúng đối tượng thụ hưởng đã góp phần quan trọng giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

“Trụ cột” giảm nghèo bền vững

Hơn 20 năm hiện diện, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành "trụ cột” quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tín dụng chính sách (TDCS) đã giúp hàng vạn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên khó khăn.

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc những tháng cuối năm

Theo kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất, trong quý III, tỉnh phải đạt mức tăng trưởng GRDP gần 18% và quý IV đạt trên 12%. Để hoàn thành mục tiêu này, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, tỉnh cần có những giải pháp mang tính đột phá để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Xã Văn Nghĩa dồn lực làm đường giao thông nông thôn

Những năm qua, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân nhằm sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông, tạo thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục