Vừa qua, Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) đã phối hợp Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an thực hiện Chương trình triển khai miễn phí giải pháp Kiosk y tế thông minh cho các cơ sở y tế trên toàn quốc. Chương trình góp phần thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực y tế và thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đồng thời cũng cho thấy nỗ lực của ngành Ngân hàng góp phần đẩy mạnh triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.


Cán bộ Ngân hàng HDBank chi nhánh Hòa Bình hướng dẫn người dân thực hiện thao tác thanh toán trực tuyến trên ứng dụng smart banking đảm bảo an toàn, tiện ích, đạt hiệu quả cao.

Tại tỉnh Hòa Bình, HDBank chi nhánh Hòa Bình đã ký kết với Bệnh viện Đa khoa tỉnh về hợp tác thỏa thuận triển khai miễn phí Kiosk y tế thông minh đăng ký khám bệnh. Theo đó, hai bên xem xét thực hiện hợp tác toàn diện và sâu rộng, HDBank sẽ triển khai cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ về vận hành TTKDTM tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí.

Ông Hoàng Dương, Giám đốc vùng miền Bắc của HDBank cho biết: HDBank thực hiện chương trình triển khai miễn phí giải pháp Kiosk y tế thông minh cho các cơ sở y tế trên toàn quốc nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc CĐS trong lĩnh vực y tế, góp phần mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình Đề án 06/CP của Chính phủ. Từ nay đến cuối năm 2025, HDBank sẽ triển khai ít nhất 1.001 Kiosk y tế thông minh cho các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc, hướng đến mục tiêu TTKDTM, cho vay tín dụng y tế đối với người dân, ứng tiền, hoàn tiền viện phí, chi phí khám, chữa bệnh gắn với sổ sức khỏe điện tử. Việc triển khai miễn phí 100%, không phát sinh chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho bệnh viện, không phát sinh chi phí cho bệnh nhân khi sử dụng tiện ích, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống dữ liệu. 

Được biết, thực hiện Chương trình "CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tài chính - ngân hàng được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên CĐS do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao. Bám sát định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN, ngày 11/5/2021 phê duyệt Kế hoạch CĐS ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây có thể xem là cột mốc đánh dấu rõ ràng nhất về kế hoạch CĐS ngành Ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng giúp xác định rõ định hướng, kế hoạch triển khai của ngành Ngân hàng trong xu thế CĐS. Ghi nhận đến nay, ngành Ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành tiên phong trong CĐS quốc gia. Trong đó, nhiều ngân hàng được đánh giá cao về tốc độ CĐS, với trên 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN là 70% năm 2025. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực CĐS, tiệm cận với các kết quả ấn tượng mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang CĐS nỗ lực hướng tới.

Tại tỉnh Hòa Bình, thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh luôn bám sát các chủ trương, định hướng chỉ đạo để đôn đốc các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tích cực ứng dụng công nghệ và thúc đẩy CĐS. NHNN chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai Kế hoạch số 112/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các nhiệm vụ, giải pháp về thúc đẩy TTKDTM theo Quyết định số 72/QĐ-UBND của UBND tỉnh; Đề án CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025; triển khai đồng bộ, quyết liệt các cơ chế, chính sách về phát triển TTKDTM... Trên lộ trình thúc đẩy CĐS, ngành Ngân hàng xác định trọng tâm là đẩy mạnh TTKDTM. Theo đó, quan tâm đầu tư phương tiện TTKDTM gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên địa bàn.

Đến nay, kết quả đạt được khá tích cực: Tốc độ tăng trưởng TTKDTM bình quân hằng năm khoảng 20%. Năm 2023, số người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng đạt tỷ lệ 75%, vượt chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 của tỉnh Hòa Bình là 40%. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt trên 35%. Tổng số đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện thanh toán qua tài khoản đạt 100%. 100% việc đăng ký kê khai và nộp thuế bằng phương thức điện tử. Tỷ lệ thu tiền điện không dùng tiền mặt đạt 75,8%; thu tiền nước đạt 58,6%; thu học phí đạt 21,2%. Tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile-Money đạt trên 87 nghìn khách hàng, tỷ lệ đạt gấp gần 1,5 lần so với bình quân khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile-Money trên cả nước. Từ năm 2023, đã có 4 đơn vị gồm: Ngân hàng Agribank, Vietinbank, LPBank và Viettel Hòa Bình phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tham gia triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt theo Kế hoạch số 18/KH-UBND của UBND tỉnh.

Dự kiến thời gian tới, ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cung ứng dịch vụ TTKDTM trong lĩnh vực công, nhất là các lĩnh vực giáo dục, y tế; tăng cường các biện pháp hỗ trợ khách hàng thực hiện TTKDTM gắn với nâng cao chất lượng phục vụ và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số. Từ đó, đạt được những thành quả bền vững hơn trên lộ trình thực hiện CĐS.


Khánh An

Các tin khác


Khuyến công góp phần củng cố thương hiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn

Với mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) không ngừng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh cấp tỉnh, trong những năm qua, các chương trình khuyến công (KC) đã được thực hiện hiệu quả, phù hợp với đặc thù của địa phương. Đặc biệt hoạt động KC trên địa bàn tỉnh luôn gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ, góp phần tăng giá trị của các loại nông, lâm sản…

Phòng dịch tả lợn châu Phi từ ý thức người dân

Mấy tháng gần đây, quanh khu vực gia đình anh Hoàng Văn Bắc ở xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong sinh sống bị dịch tả lợn châu Phi, có hộ phải tiêu hủy cả đàn lợn. Với nhiều hộ đây là tài sản lớn nhất của gia đình. Ổ dịch gần nhất cách nhà anh 50m, nhưng đàn lợn 34 con của gia đình anh Bắc vẫn bình an vô sự. Anh Bắc cho biết: "Bảo bối” của tôi là tiêm phòng bệnh và thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại. Khi thấy có dịch xuất hiện trên địa bàn tỉnh, tôi lên mạng tìm hiểu, tham khảo thông tin qua cán bộ thú y và nhiều người chăn nuôi về vắc xin tiêm phòng.

Xuất khẩu hơn 18 tấn sản phẩm Cháo Sen Bát Bảo Minh Trung sang Cộng hòa Séc

Công ty CP Tập đoàn Minh Trung Việt Nam tại KCN Lương Sơn (Lương Sơn) vừa tổ chức lễ xuất khẩu sản phẩm Cháo Sen Bát Bảo Minh Trung sang Cộng hòa Séc. Tham dự sự kiện có đại diện Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương; Sở Công Thương tỉnh, các Chi cục: Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; các đơn vị đối tác trong và ngoài nước.

Dự kiến tăng 6.300 tỷ đồng vốn đầu tư cho cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Dự kiến trong tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao bổ sung 8.680 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023.

Sát cánh cùng tuổi trẻ Mai Châu khởi nghiệp

Đồng hành, hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có nhu cầu, nguyện vọng phát triển kinh tế, lập nghiệp và khởi sự doanh nghiệp, những năm qua, Hội LHTN huyện Mai Châu đã có những giải pháp cụ thể, đa dạng các nội dung, hình thức hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thế hệ trẻ khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục