Đồng hành, hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có nhu cầu, nguyện vọng phát triển kinh tế, lập nghiệp và khởi sự doanh nghiệp, những năm qua, Hội LHTN huyện Mai Châu đã có những giải pháp cụ thể, đa dạng các nội dung, hình thức hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thế hệ trẻ khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) phát triển kinh tế với mô hình trồng ớt chỉ địa.
Chúng tôi trở lại bản Lác xã Chiềng Châu và gặp gỡ thanh niên Hà Trọng Quyết - tấm gương tiêu biểu trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, vì thế từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Quyết đã nung nấu ý tưởng khởi nghiệp với mô hình kinh doanh homestay. Để từng bước chạm tới ước mơ, sau khi tốt nghiệp THPT, Quyết đi làm xa nhà, vừa làm vừa tích góp vốn rồi trở về quê hương.
Hà Trọng Quyết chia sẻ: Trở về quê lập nghiệp năm 2019 và được các cấp Hội LHTN trong huyện đồng hành, hỗ trợ, với tất cả vốn tích cóp, tôi đã xây nhà sàn làm homestay. Vừa tích cực tìm hiểu, ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá hình ảnh homestay, tôi vừa học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ để giao tiếp với du khách. Ngoài dịch vụ lưu trú, tôi kiêm thêm dịch vụ đặt tour, đặt cỗ liên hoan, tổ chức các hoạt động văn nghệ khi du khách có nhu cầu và tự sản xuất, bán các sản phẩm đặc sản truyền thống như trà thảo mộc, chẩm chéo, hạt dổi… Với lượng khách ổn định, trung bình mỗi tháng, doanh thu từ homestay đạt 30 - 40 triệu đồng. Mô hình tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động.
Trong gần 11.800 ĐVTN sinh hoạt trên địa bàn huyện Mai Châu hiện nay, không ít người đã khởi nghiệp thành công nhờ sự đồng hành, sát cánh của các cấp Hội LHTN. Những năm qua, xác định đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội, các hoạt động được triển khai đồng bộ với nhiều nội dung thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Cùng với đó, để hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, Hội LHTN huyện Mai Châu đã phối hợp các cấp, các ngành liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao KHKT; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; dạy nghề phù hợp với thực tế địa phương; tăng cường hướng dẫn, tư vấn cho thanh niên lập dự án vay vốn phát triển kinh tế; rà soát các gương điển hình thanh niên tiên tiến trên địa bàn. Đặc biệt, tổ chức Đoàn nhận tín chấp, giúp đỡ ĐVTN tiếp cận các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Trong nhiệm kỳ qua (2019-2024), tổng dư nợ ủy thác từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH qua tổ chức Đoàn các cấp đạt 105.750 triệu đồng; thông qua 52 tổ tiết kiện và vay vốn, có 1.978 hộ chính sách và thanh niên đã được vay vốn phát triển kinh tế. Các cấp bộ Hội chú trọng tổ chức truyền thông về khởi nghiệp; mở 13 lớp tập huấn khởi nghiệp, lập nghiệp cho trên 2.260 lượt ĐVTN nông thôn tham gia.
Sáng tạo trong lao động, sản xuất - kinh doanh được tổ chức Hội triển khai thực hiện với nhiều cách làm. ĐVTN trong huyện đã đề xuất nhiều sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thời gian sản xuất; đổi mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đồng chí Hà Công Đạt, Chủ tịch Hội LHTN huyện Mai Châu cho biết: Phong trào "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được triển khai thực hiện rộng khắp và ngày càng nâng cao về chất lượng. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm được xây dựng và bước đầu triển khai hiệu quả ở một số xã. Trong nhiệm kỳ 2019-2024, Hội đặt ra các chỉ tiêu nhằm đồng hành với ĐVTN khởi nghiệp như: Hỗ trợ ít nhất 2 mô hình, dự án khởi nghiệp cho thanh niên; tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho 1.000 thanh niên trở lên... Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch đề ra với 5 mô hình, dự án khởi nghiệp của thanh niên được hỗ trợ và 1.900 thanh niên được giới thiệu việc làm...
Thu Hằng
Uỷ ban MTTQ huyện Yên Thủy xác định tham gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác mặt trận. Xuất phát từ thực tiễn, những năm qua, MTTQ các cấp trong huyện có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong vận động, tập hợp Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng giúp huyện vững bước trên chặng đường XDNTM.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã giúp tăng giá trị nông sản, mở hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm trên không gian mạng đang là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, nhiều chủ thể tại Hòa Bình vẫn gặp không ít khó khăn khi tiếp cận.
Năm 2024 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng để phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì thế, ngay từ đầu năm, các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã chủ động triển khai thực hiện các phong trào thi đua (PTTĐ) gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, các PTTĐ được triển khai sâu rộng, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của huyện, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
Sau 15 năm triển khai, cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp của chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội (CT - XH). Bằng nhiều hình thức tuyên truyền và hoạt động thiết thực, CVĐ đã lan tỏa rộng rãi, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Hòa Bình.
TP Hòa Bình đang huy động các nguồn lực đầu tư tập trung nâng cấp, chỉnh trang đô thị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt đô thị loại II trước năm 2025.
Ngày 14/5/2017, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm vườn cam của gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong.