Kinh tế 7 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam duy trì xu hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng cho các tháng, quý còn lại và được nhiều tổ chức quốc tế đặt kỳ vọng cao về mục tiêu tăng trưởng cả năm.


Xuất khẩu ấn tượng

Theo các Hiệp hội doanh nghiệp, mặc dù khó khăn vẫn còn, nhưng đơn hàng sản xuất 7 tháng năm 2024 đã phục hồi đáng kể so với năm trước. Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Gia Định cho biết: "Do tình hình tiêu thụ và sức mua của thế giới tăng, thị trường xuất khẩu trong nước đang là ‘bức tranh’ sáng đối với những doanh nghiệp biết tận dụng. Xu hướng đơn hàng đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang các thị trường mới, các doanh nghiệp cần phải tranh thủ cơ hội nắm bắt các đơn hàng”.

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cuối năm chưa hồi phục đồng đều ở các thị trường, nhưng đã có những tín hiệu tốt hơn khi nhiều doanh nghiệp dệt may xác nhận đã cơ bản đủ đơn hàng quý III, IV/2024. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: Xuất khẩu dệt may đang đà phục hồi, các doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đến hết năm 2024.

Xuất khẩu gạo cũng được xem là một trong những "điểm sáng” năm nay. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 3 tỷ USD, tăng 32% về giá trị so với cùng kỳ. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), xuất siêu tháng 6 cao hơn ước tính và tiếp tục đà tích cực trong tháng 7, giúp cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm nay ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD. Tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,08 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 163,9 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm 72,2%...


Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày may, da, giày tăng 11,1%. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.

Niềm tin của nhà đầu tư FDI

Điều đáng mừng là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tiếp tục tăng. Cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2023, FDI thực hiện đạt 11,58 tỷ USD và 7 tháng năm nay, vốn FDI thực hiện đã tăng lên 12,55 tỷ USD.

Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày may, da, giày tăng 11,1%. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và khẳng định sẽ tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. "Đã có hơn 18 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng năm 2024; trong đó Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới...”, đại diện TCTK cho biết.

Tại họp báo Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương dự báo: Thu hút FDI cả năm 2024 có thể đạt 39 - 40 tỷ USD, niềm tin của nhà đầu tư FDI đang tích cực và mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, lạc quan về thu hút FDI của Việt Nam dựa vào 3 yếu tố: Chiến lược đa dạng hoá cung ứng đầu tư; tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng, tác động tích cực đến chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư; Việt Nam có nền tảng dù gặp biến động từ các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, từ ngày 1/8, các bộ Luật: Đất đai, Kinh doanh Bất động sản, Nhà ở có hiệu lực thực thi được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ, dẫn dắt các ngành kinh tế khác phát triển.

Giải pháp duy trì tăng trưởng

Ngân hàng UOB phân tích dữ liệu từ TCTK và khẳng định, trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,42%, cao hơn nhiều so với mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023. Kết quả tích cực này là tín hiệu lạc quan cho những tháng còn lại của năm 2024. Tuy nhiên, theo UOB, cần thận trọng, do đối chiếu với số liệu cơ sở cao hơn của nửa cuối năm 2023, cùng với tình hình xung đột Nga - Ukraine, Trung Đông... có thể làm gián đoạn thương mại và thị trường năng lượng toàn cầu...

"Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 khoảng 6,0%, đồng nghĩa với việc Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024, vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho Malaysia, Philippines trong năm 2022, 2023”, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho biết.

Để giữ nhịp tăng trưởng, theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục có những dự báo, kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; các xu hướng mới về rủi ro công nghệ cao, an ninh mạng; tăng cường bình ổn, lành mạnh hóa thị trường tài chính, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, vàng, củng cố niềm tin nhà đầu tư và người dân. "Cần thực thi hiệu quả hơn các chính sách, giải pháp tháo gỡ các vướng mắc (nhất là về pháp lý, định giá đất, hoàn thuế giá trị gia tăng, tiếp cận vốn, phát triển nhà ở xã hội, phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, triển khai hiệu quả Nghị định 73/2023/NĐ- CP về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”, TS Cấn Văn Lực cho biết. Ngoài ra, cần phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư tư nhân, tiêu dùng và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, liên kết vùng...

Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, từ nay tới cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; rà soát, sửa đổi ngay các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật... không phù hợp với thực tế, không cần thiết cho quản lý Nhà nước, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp; giải quyết dứt điểm các dự án đất đai tồn đọng để giải phóng nguồn lực cho phát triển. Đồng thời, nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới của thị trường xuất khẩu, và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số...

Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng, hoàn thiện hệ thống ngành kinh tế xanh, quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, lãnh đạo Bộ KH&ĐT chỉ rõ.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Để công nghiệp đóng vai trò động lực của nền kinh tế

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải thực sự trở thành động lực của nền kinh tế. Đây là mục tiêu được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ Hoà Bình đặt ra và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong những năm gần đây nhằm đưa CN-TTCN có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao; giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu về CNH-HĐH.

Các cấp Hội Nông dân góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam" (Đề án 61); Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các cấp HND trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ký kết hợp đồng tín dụng vốn vay cho dự án khu công nghiệp Bình Phú

Chiều 2/8, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Hòa Bình phối hợp Công ty TNHH Bình Phú Invest tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bình Phú, tỉnh Hòa Bình”. Đến dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND TP Hòa Bình, Ban quản lý các KCN tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và một số đơn vị liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng nuôi trồng thủy sản

Từ mã số vùng nuôi trồng thủy sản sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, Chi cục Thủy sản đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong qua giao dịch điện tử

Vừa qua, trên sàn mua bán của Sendo xảy ra vụ việc nhân viên của Sendo đã lấy cam Hà Giang đóng gói bao bì cam Cao Phong bán cho khách hàng. Sau khi được phản ánh, Công ty cổ phần công nghệ Sendo đã điều tra làm rõ sự việc. Đây là bài học cho các đơn vị bảo vệ thương hiệu của mình qua giao dịch điện tử.

Kiểm tra tiến độ chuẩn bị khởi công đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu

Sáng 1/8, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện công tác bồi thường tái định cư (TĐC) dự án đường thị trấn Đà Bắc - Thanh Sơn (Phú Thọ) và kiểm tra công tác chuẩn bị khởi công đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (đoạn km19 - km53) địa phận tỉnh Hoà Bình. Tham gia đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành, UBND huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục