Những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).


Nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày càng được đầu tư thuận lợi. Ảnh chụp tại xã Yên Hoà.

Đà Bắc là huyện vùng cao với địa hình chia cắt, giao thông còn nhiều khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Đây là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025. Do đó, việc triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV là động lực quan trọng để huyện đẩy nhanh công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Theo báo cáo của UBND huyện, trong giai đoạn 2021 - 2024, nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thực hiện Chương trình GNBV trên 389 tỷ đồng, nguồn vốn huy động hợp pháp khác gần 1,9 tỷ đồng. Trong 2 năm (2022 - 2023), tổng kế hoạch vốn giao cho huyện hơn 239 tỷ đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình GNBV. 

Theo đó, trong 2 năm qua, huyện  Đà Bắc đã thực hiện giải ngân hơn 169,6 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện 11 dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, gồm: 4 mô hình chăn nuôi bò sinh sản, 4 mô hình chăn nuôi dê sinh sản, 3 mô hình trồng cây gai xanh. Qua đó đã hỗ trợ 215 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện. Huyện đã thực hiện 5 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, với 110 hộ tham gia các mô hình.  

Bên cạnh đó, công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững tiếp tục được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Theo đó, trong 2 năm (2022 - 2023), toàn huyện đã mở 31 lớp đào tạo nghề ngắn cho trên 830 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Ngoài ra, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến. Toàn huyện đã thực hiện hỗ trợ cho trên 70 người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.  

Thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (Dự án 5), huyện Đà Bắc đã tiến hành làm và sửa chữa nhà ở được 791 hộ dân với kinh phí trên 25 tỷ đồng. Nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án trong Chương trình GNBV nên hàng năm, huyện Đà Bắc giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên, từ 41,56% (năm 2021) còn 25,77% (năm 2023). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29,8 triệu đồng lên 41,3 triệu đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 62%. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm, đầu tư. Đây là nền tảng để huyện Đà Bắc phấn đấu thoát khỏi tình trạng huyện nghèo đặc biệt khó khăn vào năm 2025.

Năm 2024, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV trên địa bàn huyện Đà Bắc hơn 150 tỷ đồng. Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV đã đem lại những kết quả thiết thực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chương trình còn chậm, việc bố trí kinh phí 10% tổng ngân sách Trung ương trong năm hỗ trợ thực hiện Chương trình của huyện gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là những khó khăn trong việc huy động nguồn lực tại chỗ để giảm nghèo nên tính bền vững của công tác này chưa cao. 

Từ những khó khăn đó, huyện kiến nghị Trung ương ưu tiên phân bổ tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm thực hiện tốt các mục tiêu GNBV. Đề nghị tăng mức hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phù hợp thực tế, với mức hỗ trợ làm mới 50 triệu đồng, sửa chữa 25 triệu đồng/nhà.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Gần 21,5 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, trong 7 tháng qua, đơn vị đã giải ngân đối với 10 chương trình tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt trên 71,6 tỷ đồng/1.472 lượt khách hàng vay vốn.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc

Không chỉ có đời sống kinh tế, điều kiện vật chất ngày càng tốt lên mà mức hưởng thụ về tinh thần của người dân ngày một cải thiện. Đó là thành quả quan trọng, cũng là mục tiêu huyện Lạc Sơn tiếp tục hướng tới trong triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Hiện nay, tổng dân số toàn huyện là 15,7 vạn người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 8%, dân tộc Mường 91%, còn lại 1% dân tộc khác... Trên địa bàn có 13 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 22 xóm ĐBKK thuộc xã khu vực I, khu vực II.

“Điểm tựa” của hội viên nông dân huyện Kim Bôi

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay đến hội viên nông dân (HVND). Qua đó góp phần giúp hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 5.104 tỷ đồng

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến hết tháng 7/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 5.104 tỷ đồng, tăng 3.236 tỷ đồng so với năm 2014.

Đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh

Ngày 22/8, đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia đã làm việc với BCĐ 389 tỉnh Hòa Bình về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đồng bộ giải pháp cấp điện ổn định những tháng cuối năm

Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã và đang tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết, tồn tại trên lưới điện nhằm đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất những tháng cuối năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục