Tiếp tục thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm tăng tổng cầu, kích thích tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, sớm khắc phục hậu quả bão số 3.
Để đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về tiếp tục thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm tăng tổng cầu, kích thích tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, sớm khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống của Nhân dân, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, thực hiện các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường và khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi vùng và toàn quốc, đưa hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp để kích cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đẩy nhanh thủ tục giải ngân kinh phí triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng của các bộ, ngành, địa phương nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước; Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực tiêu dùng, phục vụ đời sống. Đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, giảm lãi vay cho doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu, kết nối hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản tại các vùng sản xuất tập trung.
Bộ Xây dựng thực hiện hướng dẫn các địa phương có chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản, nhà ở xã hội và thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, bền vững nhằm kích cầu tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, triển khai các chính sách, giải pháp nhằm kích cầu du lịch; hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến hấp dẫn, có chất lượng và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp nhằm tổ chức tốt thị trường trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa; tăng cường kết nối vùng, chú trọng kết nối về logistics, tạo thuận lợi trong hoạt động vận chuyển hàng hóa lưu thông. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương, nhất là dịp cuối năm nhằm khai thác tối đa thị trường nội địa. Chỉ đạo hệ thống phân phối trên địa bàn bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ được đưa ra kịp thời, đúng vào thời điểm thị trường tiêu dùng, ngành bán lẻ đang bước vào giai đoạn cao điểm, nhộn nhịp nhất trong năm. Bởi còn khoảng 1 tháng nữa sẽ đến Lễ Giáng sinh và năm mới 2025, sau đó là Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm không chỉ người tiêu dùng mà cả các doanh nghiệp cũng rất quan tâm bởi có thể giúp họ tăng mạnh doanh số.
Trong bối cảnh sức mua chưa bùng nổ, từ trung ương đến các địa phương đều đang nỗ lực kích cầu. Tại TP Hồ Chí Minh, người tiêu dùng đang có cơ hội mua sắm hàng khuyến mại bởi từ nay đến hết tháng 12 - nằm trong tháng khuyến mãi tập trung, khi doanh nghiệp có thể giảm giá lên tới 100%.
Còn tại Hà Nội, hàng loạt chương trình kích cầu cuối năm cũng được triển khai từ giữa tháng 11. Như Tháng Khuyến mại Hà Nội thu hút 1.000 điểm khắp thành phố với mục tiêu sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa.
Theo VTV.VN
Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 200 triệu đồng sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).
Ngày 26/11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo tham vấn, giới thiệu về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà (TP Hòa Bình) có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 16 km, tổng mức đầu tư 597,4 tỷ đồng (kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) trên 97 tỷ đồng). Tổng diện tích thu hồi ở giai đoạn 1, chiều dài khoảng 6,2km là 19,3ha; trong đó đi qua địa phận phường Kỳ Sơn khoảng 11,43 ha, địa phận xã Hợp Thành 7,88 ha.
Thời gian qua, người dân huyện Đà Bắc đã có nhiều hướng đi trong phát triển các loại đặc sản của địa phương để trở thành hàng hoá. Qua đó giúp khai thác tiềm năng, lợi thế để cải thiện, nâng cao thu nhập.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.