Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.


Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TechcomBank. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
   
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay và tiếp tục triển khai nhiệm vụ tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung.

Cụ thể, đối với tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường; tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay,... để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Đồng thời, tiếp tục chủ động thực hiện công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng, gói tín dụng và các loại lãi suất cho vay khác (nếu có) trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng; tích cực chủ động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng về việc giảm lãi suất cho vay, công bố thông tin về lãi suất; đồng thời, thông tin cụ thể cho khách hàng về chính sách giảm lãi suất cho vay để khách hàng nắm bắt và tiếp cận chính sách của tổ chức tín dụng.

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chỉ đạo quyết liệt các tổ chức tín dụng trên địa bàn duy trì ổn định lãi suất tiền gửi và triển khai các biện pháp để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; chủ động công bố thông tin về lãi suất cho vay, chương trình tín dụng có ưu đãi lãi suất cho vay (nếu có) đến khách hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. 

Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến lãi suất trên địa bàn; chỉ đạo giám sát các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc triển khai chủ trương, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tăng cường công tác truyền thông về chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính sách của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để tổ chức tín dụng tích cực triển khai và để người dân, doanh nghiệp nắm bắt và tiếp cận rõ ràng, đầy đủ, minh bạch. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung trên.

Theo khảo sát của phóng viên TTXVN, kể từ đầu tháng 11/2024 đến nay, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm sau một giai đoạn duy trì ổn định trong các tháng trước đó. 

Đơn cử Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã tăng lãi suất kỳ hạn 24 tháng tại quầy từ 5,8%/năm lên 6%/năm cho các khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên. Với tiết kiệm trực tuyến, lãi suất cũng được nâng cao, mức tăng tối đa tới 0,7%/năm, hiện dao động từ 4,5%/năm ở kỳ hạn ngắn từ 1-2 tháng, đến 5,9%/năm ở kỳ hạn 36 tháng.

Tương tự, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) nâng lãi suất kỳ hạn ngắn như 3 tháng tăng thêm 0,2%/năm, đạt 4,1%/năm và kỳ hạn 5 tháng tăng mạnh 0,7%/năm, đạt 4,3%/năm. Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank) cũng không nằm ngoài xu thế, với lãi suất tăng từ 0,3-0,4%/năm đối với nhiều kỳ hạn đưa lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3,7%/năm và kỳ hạn 36 tháng đạt 6%/năm...

Theo phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), xu hướng tăng lãi suất sẽ kéo dài tới cuối năm, trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng nhanh hơn gấp đôi so với tốc độ huy động vốn. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 31/10 đạt 10,08%, vượt xa mức 7,4% cùng kỳ năm ngoái. MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng lớn sẽ tăng thêm khoảng 20 điểm cơ bản, đạt mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm 2024.


Theo TTXVN

Các tin khác


Tham vấn, giới thiệu về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể

Ngày 26/11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo tham vấn, giới thiệu về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Khó khăn giải phóng mặt bằng dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ

Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà (TP Hòa Bình) có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 16 km, tổng mức đầu tư 597,4 tỷ đồng (kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) trên 97 tỷ đồng). Tổng diện tích thu hồi ở giai đoạn 1, chiều dài khoảng 6,2km là 19,3ha; trong đó đi qua địa phận phường Kỳ Sơn khoảng 11,43 ha, địa phận xã Hợp Thành 7,88 ha.

Phát triển kinh tế từ đặc sản địa phương

Thời gian qua, người dân huyện Đà Bắc đã có nhiều hướng đi trong phát triển các loại đặc sản của địa phương để trở thành hàng hoá. Qua đó giúp khai thác tiềm năng, lợi thế để cải thiện, nâng cao thu nhập.

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục