Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, tỉnh Hòa Bình đã triển khai quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), từ đó đã đạt những kết quả nhất định. Dự kiến năm 2024, có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đó là thông tin quan trọng được đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.


11 tháng qua, các doanh nghiệp tại khu công nghiệp phục hồi sản xuất, góp phần tích cực vào kết quả  thu NSNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh chụp tại Công ty TNHH thể thao Global, Khu công nghiệp Bình Phú (TP Hòa Bình).

Sau 11 tháng thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, kết quả thu NSNN được ghi nhận là nổi bật hàng đầu, cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế cũng như hiệu quả chỉ đạo, điều hành đối với công tác quản lý thu NSNN. Ước thực hiện đến hết tháng 11/2024, thu NSNN đạt 6.986.100 triệu đồng, bằng 173% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 121% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 209% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước thực hiện hết tháng 11/2024 đạt 25.489.034 triệu đồng, bằng 177% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ, bằng 158% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Ghi nhận kết quả này và căn cứ tiến độ thực hiện các dự án thu tiền sử dụng đất, dự kiến tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2024 ước đạt 7.310 tỷ đồng, bằng 181% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 127% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, cao hơn 45% so với năm 2023.

Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh nhìn nhận, phân tích nguyên nhân tăng thu NSNN có thể thấy xu hướng phục hồi và duy trì tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế. Điển hình như tín hiệu ấm dần lên của thị trường bất động sản, khởi động của các dự án đầu tư, đóng góp của các doanh nghiệp… Đó là những tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế đang có đà phục hồi tốt.

11 tháng qua, theo đà phục hồi của nền kinh tế đã xuất hiện những tín hiệu đáng mừng. Điển hình như xu hướng phục hồi tích cực của thị trường hàng hóa. Tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh đạt khoảng 6.440 tỷ đồng, tăng 1,29% so với tháng trước, tăng 17,65% so với cùng kỳ; lũy kế 11 tháng ước đạt 67.852 tỷ đồng, thực hiện 91,26% kế hoạch năm nay. Cùng với đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng nhẹ 0,21%. Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 174,054 triệu USD, tăng 0,82% so với tháng trước, tính trong 11 tháng tăng 18,87% so với cùng kỳ, thực hiện 91,27% kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu tháng 11 ước đạt 115,201 triệu USD, tăng 0,1% so với tháng trước, tính trong 11 tháng ước tăng 12,97% so với cùng kỳ, thực hiện 91,67% kế hoạch năm. Dự kiến với đà thuận lợi này và tiếp tục có thêm những bứt phá trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm sẽ tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước tăng 20,7%; kim ngạch nhập khẩu ước tăng 12%; đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Bước sang tháng 12 là thời điểm quan trọng để nhìn lại kết quả thực hiện 4 đột phá chiến lược của tỉnh, từ đó, tập trung thực hiện quyết liệt các nội dung cần hoàn thành. Tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024. Theo đó, khẳng định quyết tâm thực hiện hiệu quả 4 đột phá chiến lược nhằm tạo động lực phát triển KT-XH bền vững. 

Cụ thể, về công tác quy hoạch, đến nay đã hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, thực hiện rà soát, hoàn thiện chỉ tiêu phân bổ đất trong quy hoạch; tiếp tục rà soát, lập các đồ án quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Về công tác cải cách hành chính, đã phát huy tốt hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện. Về phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề nghiệp. Riêng về đột phá hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH, UBND tỉnh chỉ đạo thời gian tới tiếp tục tập trung thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho các dự án hạ tầng trọng điểm, ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giao thông nông thôn, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng các điểm du lịch quốc gia và cấp tỉnh… 

Theo kịch bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tháng cuối năm, toàn tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư; cải thiện môi trường kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng thu NSNN; thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư; xúc tiến thương mại - dịch vụ và phát triển thị trường... Đó cũng là những giải pháp trọng tâm đã tạo thành "kim chỉ nam” cho toàn tỉnh thực hiện đúng, trúng, hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH năm 2024, hướng tới thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Khánh An

Các tin khác


Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh làm việc với Công ty ASAHI SUN Clean Nhật Bản

Chiều 4/12, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Công ty ASAHI SUN Clean Nhật Bản do ông Iide Junny, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn. Cùng dự có lãnh đạo các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; đại diện Công ty CP Quốc tế Việt Nam Hòa Bình.

Báo cáo (tóm tắt) của UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026

Tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Quyết toán ngân sách địa phương năm 2023; Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Báo Hoà Bình đăng toàn văn báo cáo tóm tắt.

Hiệu quả mô hình nuôi gà đen thương phẩm ở xã Mông Hoá

Gia đình chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Dụ Phượng, xã Mông Hoá, TP Hoà Bình là gia đình chính sách có 8 nhân khẩu, chủ yếu là người quá tuổi lao động và người chưa đến tuổi lao động. Nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào một suất lương làm việc tại công ty và chăn nuôi lợn, gà.

Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc

Với lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi để nhân dân huyện Đà Bắc phát triển mô hình chăn nuôi dê. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư, đưa nuôi dê trở thành mô hình chủ lực để nâng cao thu nhập, hướng đến xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bàn giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài

Chiều 3/12, Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài các tháng cuối năm 2024. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn và đưa sân bay vào khai thác trước 28/2/2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục