Ngày 10/12, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà tại huyện Tân Lạc. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành chức năng.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường liên xã Tử Nê đi Thanh Hối (Tân Lạc).

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện, đối với vốn đầu tư mới giải ngân được 13,1% kế hoạch vốn giao, dự kiến đến hết năm giải ngân được khoảng 95%; vốn sự nghiệp mới giải ngân được 12,7%.

Đối với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện vốn đầu tư từ năm 2023 chuyển sang mới giải ngân đạt 11,44%, vốn năm 2024 giải ngân đạt 55,8%, dự kiến đến hết năm giải ngân đạt 94% vốn giao; vốn sự nghiệp mới giải ngân đạt 13,9%.

Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hiện đã giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư năm 2024; vốn sự nghiệp giải ngân mới đạt 29,3%; dự kiến đến hết năm giải ngân được thêm trên 6,5 tỷ đồng, huyện đề nghị trả lại trên 4,2 tỷ đồng. 

Tại buổi làm việc, các đơn vị, phòng chuyên môn của huyện Tân Lạc đã báo cáo, làm rõ hơn nguyên nhân chậm giải ngân các chương trình là do chất lượng khảo sát, lựa chọn danh mục, lập kế hoạch đầu tư một số dự án chưa cao, chưa kỹ địa điểm... Hầu hết các dự án giao vốn năm 2024 mới khởi công cuối tháng 10, nên tỷ lệ giải ngân thấp; một số dự án không có khả năng giải ngân đang làm thủ tục điều chuyển vốn. Các dự án từ nguồn vốn sự nghiệp tiến độ triển khai chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Một số nội dung/tiểu dự án/dự án phải đề nghị trả lại ngân sách do nhiều đối tượng thụ hưởng không tham gia dự án. Một số nội dung thuộc chương trình giảm nghèo thông tin đang vướng mắc nên không giải ngân được. 

Đối với Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà trên địa bàn huyện Tân Lạc, hiện được triển khai tại các xã: Suối Hoa, Phú Vinh, Mỹ Hoà, Tử Nê với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, bao gồm 9 công trình. Tới nay tổng khối lượng công việc đã đạt khoảng 75%. Tổng vốn giao cho dự án từ năm 2021 - 2024 là 41 tỷ đồng, hiện đã giải ngân đạt 100%. 

Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của huyện Tân Lạc trong triển khai các chương trình MTQG và Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiến độ giải ngân các công trình, dự án chưa đạt theo kế hoạch. Đồng chí yêu cầu, trong thời gian tới, UBND huyện tích cực phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm bứt tốc giải ngân đạt tiến độ. UBND huyện chỉ đạo sát sao các đơn vị thi công không quản ngày đêm để về đích sớm nhất. Xây dựng kế hoạch, vạch mốc cụ thể tiến độ triển khai để người dân được hưởng lợi từ các công trình, dự án sớm nhất và nhiều nhất.


Việt Lâm

Các tin khác


Hiệu quả xúc tiến thương mại - nhìn từ "Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024"

Tham gia "Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024” vừa được tổ chức tại thành phố Hà Nội, gian hàng giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức (xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn) thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm OCOP nổi bật của huyện, HTX tự hào giới thiệu các sản phẩm tươi ngon chế biến từ ốc như chả ốc nhồi vỏ ốc, chả ốc nhồi ống nứa… Nhiều thực khách ấn tượng đặc biệt với các sản phẩm này nên không chỉ mua sắm ngay tại gian hàng mà còn liên hệ đặt mua với số lượng lớn.

Hiệu quả công tác cải cách hành chính ở huyện vùng cao Đà Bắc

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, thời gian qua, Đà Bắc đã thực hiện nghiêm túc các nội dung công tác cải cách hành chính (CCHC) trên các lĩnh vực. Trong đó huyện tập trung thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; đưa vào vận hành Bộ phận một cửa hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính (TTHC). Cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm phục vụ hiện đại hóa nền hành chính được quan tâm đầu tư. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Nâng cao giá trị kinh tế từ mô hình trồng ớt ở xã Mai Hạ

Được biết đến với khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng phù hợp, nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) đã đưa giống ớt chỉ địa vào sản xuất từ năm 2021. Đến nay xã có hơn 4 ha trồng ớt, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 240 tấn. Đặc biệt, ớt chỉ địa Mai Hạ không chỉ nổi tiếng trong huyện mà còn mở rộng ra các tỉnh khác nhờ hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Mô hình này đã giúp tăng thu nhập cho người dân và mở ra triển vọng phát triển bền vững cho xã.

Tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đạt 31,25%

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch các khu công nghiệp đến năm 2030; triển khai thủ tục lập quy hoạch phân khu các khu công nghiệp theo quy định.

Toàn tỉnh dự kiến có 86 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã huy động nguồn lực để thực hiện các tiêu chí.

Bảo vệ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong

Cam Cao Phong là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình, là nông sản đầu tiên và duy nhất của tỉnh đến thời điểm hiện tại được cấp Chỉ dẫn địa lý. Cam Cao Phong vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng. Nhiều giống cam gần như không có hạt, phù hợp với nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn, nhiều năm qua, người trồng cam Cao Phong luôn nỗ lực duy trì và cung cấp ra thị trường những sản phẩm thân thiện với người sản xuất, an toàn với người sử dụng. Qua đó tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho thương hiệu cam Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục