Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) có tổng chiều dài 49,02 km, được xác định là dự án trọng điểm của tỉnh để tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, nhất là vùng khó khăn. Do vậy việc tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án là vấn đề được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm.


Đường liên kết vùng đoạn qua xã Cao Sơn (Lương Sơn) được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án gồm 2 đoạn, đoạn 1 chiều dài tuyến 31,47 km, điểm đầu từ Km0+00, giao với đường nội thị, thị trấn Bo (Kim Bôi), điểm cuối tuyến lý trình Km31+047 kết nối với đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tại nút giao liên thông. Đoạn 2 có chiều dài 17,55 km (bao gồm cả cầu Hòa Bình 5 được đầu tư trong dự án khác); điểm đầu là Km0+00 giao đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình tại Km29+00 phường Kỳ Sơn; điểm cuối Km17+551,84 tại phạm vi nút giao IC2 - quy hoạch cao tốc Hà Nội -   Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên (đoạn Hòa Bình - Mộc Châu). Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 4.120 tỷ đồng...

Đường liên kết vùng đoạn qua huyện Kim Bôi dài 16,3km, đi qua 6 xã, thị trấn với 806 hộ gia đình, cá nhân thuộc 17 xóm bị ảnh hưởng. Đoạn đi qua huyện Lương Sơn dài 7,9km, có 286 hộ tại 5 xóm bị ảnh hưởng. 
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, để công tác GPMB diễn ra thuận lợi, các địa phương có dự án đi qua đã xây dựng chi tiết khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện thực tế. Khi lập kế hoạch và thực hiện GPMB đảm bảo trình tự, thủ tục quy định và đúng thực tế của dự án. Mọi thông tin đều minh bạch, nhất là chế độ đền bù, đơn giá đất, kiến trúc trên đất và tất cả các khâu thực hiện kiểm đếm, đo đạc… Song song với đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về dự án được các địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Do vậy, đại đa số người dân đều đồng tình, ủng hộ và tạo điều kiện cho nhà thầu triển khai thi công. Minh chứng là các hộ dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đã tạm ứng trước mặt bằng cho đơn vị thi công, đơn cử như tại 9 vị trí  xây dựng cầu trên tuyến. 

Tuy nhiên, dự án có lúc ngưng trệ do vướng mặt bằng. Nguyên nhân là do việc xác định nguồn gốc sử dụng đất và xác định loại đất, quy chủ sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, bởi đất hiện trạng theo thời gian sử dụng đã thay đổi so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Một số hộ chưa cấp, đổi GCNQSDĐ mới. Diện tích giữa GCNQSDĐ và diện tích trích đo thực tế có sự sai lệch. Một số hộ đi làm ăn xa không quy chủ được thửa đất dẫn đến việc xác định nguồn gốc, loại đất, đối tượng sử dụng đất gặp khó... Cùng với đó Luật Đất đai mới có hiệu lực, do đó các quyết định quy định của bộ, ngành Trung ương về đơn giá bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất đồng thời cũng hết hiệu lực theo quy định, dẫn đến phải ban hành các quyết định thay thế. 

Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã đồng hành cùng các địa phương, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xây dựng đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng trên đất; cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở thực hiện bồi thường đảm bảo thi công dự án theo đúng quy định pháp luật và đạt mục tiêu tiến độ đề ra.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình, dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu) giai đoạn 1 hiện được nhà thầu triển khai trên toàn tuyến với 6 mũi thi công (4 mũi tại huyện Kim Bôi và 2 mũi tại huyện Lương Sơn). Cụ thể, đơn vị tổ chức thi công tại 18/20 vị trí cầu, 3 vị trí hầm chui dân sinh, cấu kiện đúc sẵn, cống bản lớn và hạng mục nền đường… Sau hơn 1 năm triển khai dự án, đến nay tiến độ đạt được 20% trên toàn tuyến. 

Việc đẩy nhanh tiến độ dự án đường liên kết vùng cũng như các dự án giao thông trọng điểm khác là điều kiện tiên quyết giúp Hòa Bình tạo sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Minh Vũ

Các tin khác


Bigfa - Top 200 doanh nghiệp nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024

Ngày 24/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Công ty cổ phần Bigfa vinh dự được ghi danh trong Top 200 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024 – giải thưởng danh giá tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Đây là niềm tự hào lớn không chỉ cho Bigfa mà còn cho tỉnh Hòa Bình khi doanh nghiệp xuất sắc trở thành một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh được vinh danh tại sự kiện uy tín này.

Huyện Kim Bôi tập trung sản xuất vụ đông

Xác định sản xuất vụ đông đem lại giá trị kinh tế cao, huyện Kim Bôi đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân bám sát khung thời vụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đưa các giống cây năng suất, giá trị cao vào sản xuất. Người dân trong huyện đang đẩy mạnh chăm sóc cây vụ đông, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường.

Thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Chiều 24/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Thẩm định Đề án đề nghị công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II 

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chủ trì cuộc họp thẩm định Đề án đề nghị công nhận TP Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình. Dự họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Thành ủy Hòa Bình; lãnh đạo một số sở, ngành, UBND TP Hòa Bình... 

Thêm lực đẩy cho thanh toán không dùng tiền mặt

"Thông báo quan trọng: Từ ngày 01/01/2025, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học sẽ không thực hiện được giao dịch online trên SmartBanking và thanh toán online từ thẻ”. Đọc thông báo này của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), anh Trần Văn Hải (tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) vội đến phòng giao dịch BIDV gần nhất để cài đặt sinh trắc học và cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân. Cũng như nhiều khách hàng đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, anh Hải không muốn bị hạn chế hoặc gián đoạn giao dịch vì bấy lâu nay, anh đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục