Xác định sản xuất vụ đông đem lại giá trị kinh tế cao, huyện Kim Bôi đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân bám sát khung thời vụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đưa các giống cây năng suất, giá trị cao vào sản xuất. Người dân trong huyện đang đẩy mạnh chăm sóc cây vụ đông, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.
Người dân xóm Sào Bắc, xã Sào Báy, huyện Kim Bôi tập trung sản xuất vụ đông năm 2024.
Với định hướng phát triển vụ đông theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngay từ đầu vụ, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã bố trí cơ cấu thời vụ, thực hiện chỉ tiêu cụ thể về diện tích, sản lượng; chú trọng duy trì diện tích cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Người dân các địa phương trong huyện đang tập trung sản xuất đúng khung thời vụ; phối hợp với đội ngũ chuyên môn ngành nông nghiệp bám sát đồng ruộng, kịp thời xử lý sâu bệnh gây hại diện tích cây màu đã trồng.
Tại xã Kim Bôi, người dân đang hối hả sản xuất vụ đông. Từ nhiều năm nay, vụ đông được coi như vụ chính tại xã. Đồng chí Bùi Thị Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bôi cho biết: Theo kế hoạch, diện tích đất sản xuất vụ đông toàn xã hơn 110 ha, chủ yếu là các loại cây rau, đậu, ngô ngọt. Để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông 2024 thành vụ sản xuất chủ lực, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng bất thuận, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, xã chỉ đạo bà con triển khai vụ đông. Bên cạnh đó, tập trung đảm bảo nguồn nước tưới và phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện tập huấn, hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh.
Vụ đông năm 2024, huyện Kim Bôi phấn đấu gieo trồng trên 1.920ha cây màu các loại, tập trung vào một số cây chủ yếu: ngô 503ha, khoai tây trên 90ha, khoai lang 262ha và rau, đậu các loại trên 720ha. Từ cuối tháng 8, UBND huyện đã ban hành phương án sản xuất vụ đông năm 2024. Trong đó, phòng NN&PTNT chủ động xây dựng khung lịch thời vụ và các phương án đảm bảo sản xuất nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung các loại cây trồng chủ lực, năng suất cao và thị trường ổn định như: su hào, bắp cải, khoai tây, ngô ngọt... Đặc biệt, trước tình hình thời tiết vụ đông năm nay dự báo có những diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh trên cây trồng có thể xảy ra, huyện Kim Bôi đã yêu cầu các xã, thị trấn vận động người dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và hỗ trợ nông dân xử lý sâu bệnh, ứng phó với những bất thuận của thời tiết. Ngành chuyên môn chủ động cung ứng đủ giống, vật tư và tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng cho bà con.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, vụ đông năm nay, huyện không đặt nặng mục tiêu diện tích mà chú trọng chất lượng và hiệu quả kinh tế. Phòng đã hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp chủ động cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ nông dân. Cử cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên bám sát động ruộng, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, phòng cũng đã tăng cường tuyên truyền người dân ứng phó với các đợt rét trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi che chắn, củng cố chuồng trại, giữ ấm, dự trữ thức ăn, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn cho cây trồng.
Đ.H
Kỳ họp thứ 23, ngày 6/12/2024, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết số 479/2024/NQ-HĐND về quy định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Trung tuần tháng 12, thời điểm chính vụ thu hái quýt cổ Nam Sơn tại xã Vân Sơn (Tân Lạc). Các nhà vườn trên địa bàn xã "quên ăn, quên ngủ” để thu hoạch, đảm bảo cung cấp cho tư thương thu mua tận vườn. Niên vụ 2024, quýt cổ tiếp tục "được mùa, được giá”, người dân phấn khởi chuẩn bị đón một mùa Xuân mới no đủ, ấm áp.
Việt Nam đang dần tạo dựng một ngành lúa gạo khác biệt so với các nước, tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng.
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025.
Ngày 23/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.
Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.