"Thông báo quan trọng: Từ ngày 01/01/2025, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học sẽ không thực hiện được giao dịch online trên SmartBanking và thanh toán online từ thẻ”. Đọc thông báo này của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), anh Trần Văn Hải (tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) vội đến phòng giao dịch BIDV gần nhất để cài đặt sinh trắc học và cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân. Cũng như nhiều khách hàng đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, anh Hải không muốn bị hạn chế hoặc gián đoạn giao dịch vì bấy lâu nay, anh đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).


Cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình hỗ trợ khách hàng cài đặt sinh trắc học trước thời hạn 31/12/2024.

Trong năm 2024, ngành Ngân hàng đã chú trọng thực hiện các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM. Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, từ ngày 1/7/2024, tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học nếu muốn chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền chuyển đi trên 20 triệu đồng/ngày. Cùng với đó, Thông tư số 17/2024/TT-NHNN và Thông tư số 18/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/6/2024 yêu cầu các tổ chức tài chính phải kiểm tra tính hiệu lực của giấy tờ tùy thân, xác thực thông tin sinh trắc học và cập nhật thông tin cư trú của khách hàng. Luật Căn cước năm 2023 quy định tất cả giấy chứng minh nhân dân 9 số và 12 số sẽ hết giá trị sử dụng từ ngày 31/12/2024, yêu cầu người dân phải đổi sang thẻ    căn cước công dân (CCCD) gắn chip. 

Như vậy, thực hiện các quy định trên, từ ngày 01/01/2025, chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến, giao dịch chuyển/rút tiền bằng mã QR tại ATM nếu chưa cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân mới thay thế cho giấy tờ tùy thân hết hiệu lực. Những quy định này nhằm bảo đảm an toàn bảo mật thanh toán trực tuyến, từ đó hình thành không gian mạng lành mạnh, thúc đẩy TTKDTM phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Thông tin từ chi nhánh các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cho thấy, càng gần đến thời hạn 31/12/2024, càng có nhiều khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học và số CCCD gắn chip. Vì nếu không thực hiện, khách hàng sẽ không thể thực hiện một số giao dịch kể từ ngày 01/01/2025. Các ngân hàng cũng tích cực hỗ trợ, đảm bảo thông tin được cập nhật kịp thời, các giao dịch không bị gián đoạn và gây bất tiện cho khách hàng.

Thống kê sơ bộ đến trung tuần tháng 12/2024, lũy kế có khoảng 2.000 hồ sơ khách hàng cá nhân đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học với CCCD gắn chip hoặc tài khoản VneID; tổng số hồ sơ khách hàng tổ chức mà người đại diện hợp pháp đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học với CCCD gắn chip hoặc tài khoản VneID lũy kế là 264.845 hồ sơ. Kết quả này góp phần tích cực giúp các ngân hàng tiếp tục phát triển hệ thống, dịch vụ TTKDTM trong thời gian tới. 

NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình nhìn nhận, việc hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin cá nhân và đăng ký thông tin xác thực sinh trắc học được các ngân hàng chú trọng triển khai gắn liền với nỗ lực đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng. Từ đó, tạo thêm "lực đẩy" giúp ngành Ngân hàng thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 72/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai Đề án phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, bám sát lộ trình thực hiện chuyển đổi số của toàn ngành, toàn tỉnh.

Được biết, Kế hoạch số 72/KH-UBND của UBND tỉnh nhằm tạo chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của khoa học công nghệ, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong Đề án chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025. Được giao là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Kế hoạch số 72/KH-UBND, NHNN chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển hệ thống TTKDTM, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của lộ trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng, bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam. Đồng thời, góp phần đắc lực thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 trên địa bàn tỉnh.


Thu Trang

Các tin khác


Tổng kết Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2024

Ngày 23/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng dự lễ khởi công, khảo sát các dự án hạ tầng tại Lào Cai

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.

Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024

Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ kinh tế - thương mại song phương.

Nhìn lại năm 2024: Linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ

Năm 2024 khép lại với nhiều điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng, tạo thế và lực để toàn ngành cùng đất nước bước sang kỷ nguyên mới vươn mình, phát triển, giàu mạnh.

Huyện vùng cao Đà Bắc nỗ lực vượt khó

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, sự đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tính đến tháng 11/2024, bình quân tiêu chí NTM của huyện đạt 13 tiêu chí/xã; có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí, 1 xã đạt 14 tiêu chí và 11 xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Huyện Lạc Thủy phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh nông nghiệp

Huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng; người dân cần cù, chịu khó, cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các sản phẩm OCOP từ chính nguồn nông sản và thế mạnh của vùng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được cải tạo, nâng cấp, thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục