Năm 2024, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để vượt khó, xây dựng quê hương ngày một phát triển. Trong đó, huyện tiếp tục chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, coi đây là "chìa khoá” quan trọng để hoàn thành các mục tiêu đề ra.


Nhà thầu khẩn trương thi công Dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu.Ảnh chụp tại đoạn qua xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Trong năm, Đà Bắc có nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, đặc biệt là cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Trước những khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, linh hoạt triển khai đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, huyện ghi nhận tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 17,5%; giá trị tổng sản phẩm theo giá năm 2010 đạt trên 3.397 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 22,2%; dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 44,1%. Bên cạnh đó, đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao với thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 18,13%.

Điểm nổi bật là huyện tiếp tục tập trung thực hiện các đột phá chiến lược. Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông được xác định là "chìa khóa” quan trọng nhất để mở đường phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2024, địa phương đẩy mạnh thực hiện Đề án cứng hóa giao thông nông thôn huyện Đà Bắc giai đoạn 2020 - 2025. Đặc biệt, huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Vận tải và các chủđầu tư trong quá trình thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, dự án có quy mô lớn qua địa bàn nhằm đảm bảo tiến độ như: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). Phối hợp với chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án: Nâng cấp đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong; đường trung tâm xã Đồng Chum đi xã Mường Chiềng; đường 433 đi xóm Đầm Phế, xã Mường Chiềng; nâng cấp tuyến đường liên xã Nánh Nghê; chỉ đạo đôn đốc tiến độ dự án cải tạo, sửa chữa đường huyện (ĐH.34) từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh đi xã Yên Hòa.

Bên cạnh đó, công tác thu hút đầu tư được chỉ đạo triển khai quyết liệt, mang lại nhiều triển vọng. Hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các loại hình du lịch được chú trọng, đạt hiệu quả tích cực. Nhiều hoạt động lễ hội, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc diễn ra sôi nổi. Các chính sách dân tộc, chính sách cho người có công và người yếu thế được thực hiện tốt. Công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được triển khai, thực hiện có hiệu quả... Tất cả đã tạo nên lực đẩy giúp vùng đất Đà Bắc dần đổi mới.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Năm 2025, huyện phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt khoảng 18,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,79%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Để đạt được những mục tiêu đó, huyện tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, quan tâm phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, huyện chủ trương quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh cải cách hành chính; đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh... tạo đà cho phát triển bền vững.

Viết Đào


Các tin khác


Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2025

Nghị quyết số 454/NQ-HĐND, ngày 6/12/ 2024 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tỉnh Hòa Bình đề ra các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật tỉnh Hòa Bình năm 2024

Năm 2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực. Qua đó, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng; dự kiến có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Từ ngày 1/1/2025, bắt đầu thực hiện quy định mới về mức tính đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

Sở Tài chính tỉnh Hoà Bình đã ban hành Công văn số 4840/STC-QLG&CS, ngày 26/12/2024 về việc triển khai Quyết định số 65/2024/QĐ-UBND, ngày 20/12/2024 của UBND tỉnh quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

Ngày 31/12, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Công Thương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.

Triển khai nhiệm vụ quản lý thị trường năm 2025

Ngày 31/12, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; lãnh đạo Tổng cục QLTT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục