Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả diễn biến phức tạp, gia tăng. Để bình ổn thị trường hàng hóa, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh thương mại.



Đội Quản lý thị trường số 2 (trụ sở tại TP Hòa Bình) phối hợp bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên đường đi tiêu thụ. Ảnh chụp ngày 15/11/2024.

Đánh giá về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn mác, xuất xứ, không rõ nguồn gốc... Các đối tượng vi phạm bị kiểm tra, xử lý không chỉ là các đối tượng hoạt động nhỏ lẻ, mang tính thời vụ như trước mà có cả các doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh có đăng ký tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh.

Điển hình, vào tháng 6/2024, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Đội 3, Phòng PC03, Công an tỉnh Hòa Bình kiểm tra đối với Công ty TNHH hai thành viên VK Market (phố Dương, xã Ngọc Lương, Yên Thủy) do ông Bùi Tiến Đạt làm giám đốc. Qua thu thập, thẩm tra, xác minh, làm việc với các tổ chức, cá nhân và các cơ quan chức năng có liên quan. Đội Quản lý thị trường số 5 đã phát hiện Công ty TNHH hai thành viên VK Market có hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ ; sản xuất giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá với tổng giá trị hàng hoá vi phạm trên 2 tỷ đồng. Tháng 8/2024, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VK Market, tổng mức phạt 360 triệu đồng, tịch thu tang vật trên 12,7 nghìn đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm.

Trong năm 2024, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện và xử lý tổng cộng 711 vụ vi phạm. Trong đó, 49 vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa; 662 vụ gian lận thương mại và trốn thuế với tổng số tiền phạt, thu hồi thuế đạt 288,86 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tiền phạt vi phạm hành chính là 89,65 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các lực lượng đã phát hiện và xử phạt 8 vụ gian lận thương mại điện tử, tăng cường quản lý các website bán hàng; thực hiện 52 cuộc kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 29 doanh nghiệp vi phạm, xử phạt 10 doanh nghiệp với tổng số tiền nộp ngân sách 137,98 triệu đồng. Những kết quả này không chỉ phản ánh sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh mà còn cho thấy hiệu quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương.

Nhận định thị trường hàng hóa dịp cuối năm, giáp Tết cổ truyền có những diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, tập trung kiểm soát các mặt hàng có nguy cơ gian lận cao như thực phẩm, dược phẩm và hàng tiêu dùng.

Theo đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, để đảm bảo thị trường ổn định dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các lực lượng chức năng tập trung bám sát địa bàn, địa điểm, nơi tập kết hàng; thường xuyên phối hợp chia sẻ thông tin về đối tượng, mặt hàng các đối tượng thường buôn lậu, phương thức, thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn mới phát sinh. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công, phụ trách quản lý,tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, chú ý đến các mặt hàng thường được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết như: thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, đường cát, thực phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, pháo nổ, pháo hoa các loại. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và phối hợp với các cơ quan, đơn vị đấu tranh phòng, chống các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… trên môi trường mạng thông qua các sàn thương mại điện tử, website, trang mạng xã hội.

Cũng theo đồng chí Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng kết hợp tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thương mại cho tổ chức, cá nhân; vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao kiến thức tiêu dùng, chọn mua những mặt hàng có đầy đủ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng tại các điểm bán, cơ sở kinh doanh uy tín. Cùng với đó, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật cần mạnh dạn tố giác, cùng với lực lượng chức năng bảo vệ quyền lợi của chính mình, người tiêu dùng, để mọi người đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, vui tươi, an toàn.

 

Minh Vũ

Các tin khác


Tổng kết Năm An toàn giao thông 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 3/1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Năm An toàn giao thông (ATGT) 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh chủ trì hội nghị. 

Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được quan tâm hỗ trợ phát triển. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đẩy mạnh thực hiện. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu ngày càng đa dạng, linh hoạt, góp phần nâng cao giá trị, vị thế các mặt hàng nông sản của tỉnh trên thị trường.

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai

Dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) thuộc nhóm B, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hoà Bình làm chủ đầu tư. Tuyến đường có chiều dài 7,61km, điểm đầu từ Km 0+000 nối tiếp đường Âu Cơ, thuộc địa phận thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), điểm cuối tại Km 7+608,81 giao với đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 21) tại Km 418+700/ĐHCM, thuộc địa phận xã Hòa Sơn (Lương Sơn); bề rộng nền đường 28 - 34m, bề rộng mặt đường 21m, bề rộng vỉa hè 2 bên 10m, bề rộng dải phân cách 3m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, trên tuyến xây dựng 5 cầu, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông. Dự án có tổng mức đầu tư 999 tỷ đồng (trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) 412,6 tỷ đồng; chi phí xây dựng 420 tỷ đồng; còn lại là chi phí tư vấn, quản lý, dự phòng…). Thời gian triển khai dự án từ năm 2022 - 2025.

Thúc đẩy hoạt động hợp tác xã lĩnh vực công thương

Ngày 14/12/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06 về khuyến khích hộ cá thể, doanh nghiệp tham gia hợp tác xã đến năm 2025. Thực hiện nghị quyết, ngành Công Thương đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể, qua đó tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận ở nhóm các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực này.

Triển khai công tác giao thông vận tải năm 2025

Chiều 2/1, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Yên Thủy khơi dậy nội lực xây dựng huyện nông thôn mới

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, huyện Yên Thủy tập trung mọi nguồn lực xây dựng hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục