Phát triển các dòng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, hiện nay là thế mạnh của các đơn vị sản xuất từ hình thức kinh tế tập thể đến doanh nghiệp.
Nhiều sản phẩm OCOP tham dự Phiên chợ. Ảnh minh họa: Lê Phú/Báo Tin tức
Cho đến nay, sản phẩm OCOP vẫn được khai thác mạnh thị thị trường nội địa, tạo đà cho các sản phẩm phát huy thế mạnh, tạo động lực cho các nhà sản xuất. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết, dòng sản phẩm này càng được chú trọng đưa đến với người tiêu dùng nội địa.
Tới nay, nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán vì bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp. Dịp Tết Nguyên đán đã trở thành mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP.
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh Tùng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại UFO (Foodmap) - đơn vị phân phối nông sản, cũng nhận thấy trong hai năm trở lại đây, người tiêu dùng ngày càng đón nhận các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam. Điều này nhờ vào hàng hóa chất lượng, tính đặc trưng, sự hỗ trợ từ vận chuyển cũng như sự cổ vũ của tinh thần tiêu dùng hàng nội địa.
Chị Nguyễn Thị Minh Thy, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch Vụ Bắc Mỹ Thuận (Tiền Giang) chia sẻ, hiện Công ty Bắc Mỹ Thuận cũng tập trung vào các đơn hàng OCOP nội địa, đặc biệt là phân khúc khách hàng ưa chuộng trái cây sấy dẻo Nam Bộ. Công ty cũng đã chủ động tìm kiếm khách hàng ở cả ba miền và ổn định nguồn nguyên liệu từ đầu năm. Việc khai thác thị trường trong nước với những khách hàng có cùng văn hóa và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch mang lại doanh số tốt hơn, đồng thời việc vận chuyển và bảo hành sản phẩm cũng thuận tiện hơn.
Không riêng các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng chưa trọng vào thị trường nội địa vào dịp lễ tết Nguyên đán. Theo đó, các địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang có nhiều dòng sản phẩm OCOP đặc trưng miền sông nước để cung ứng cho người dân cả nước ăn tết. Chị Trần Thị Xa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Ba khía Đầm Dơi, Cà Mau cho biết, hợp tác xã có 5 sản phẩm OCOP; trong đó, có 1 sản phẩm ba khía muối nước mắm đạt OCOP 3 sao và 4 sản phẩm vừa được nâng hạng đạt chuẩn OCOP 4 sao, gồm: Ba khía muối, ba khía trộn sẵn, riêu ba khía và mắm tôm chua ngọt. Nhờ đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm nên đơn đặt hàng ngày Tết tăng gấp 4 lần so với ngày thường, đây là một tín hiệu đáng mừng. Bên cạnh việc tập trung sản xuất các đơn hàng phục vụ thị trường Tết, hợp tác xã cũng quan tâm vào việc thiết kế các giỏ quà sản phẩm OCOP với kiểu dáng bắt mắt nhằm tạo điều kiện để khách hàng biếu tặng vào dịp Tết sắp đến.
Ông Nguyễn Hoàng Ân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Chế biến - Thương mại dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát, huyện Cái Nước, Cà Mau cho biết, Hợp tác xã Cái Bát cũng chuẩn bị các dòng sản phẩm OCOP tôm sú 4 sao, các sản phẩm chả cá phi, bánh phồng tôm, tôm khô và cua biển sống đạt OCOP 3 sao để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết, làm quà tặng, biếu người thân, khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng trong dịp Tết cận kề, Hợp tác xã Cái Bát đã tập trung sản xuất. Các sản phẩm luôn được cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được đóng gói cẩn thận, nhãn mác đẹp mắt và sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng.
Mặc dù sản phẩm OCOP của các địa phương đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng qua nhiều kênh thương mại điện tử, các hội chợ nông nghiệp, nhưng để tạo nên tính bền vững về thị trường và lòng tin của người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất cũng cần một mối liên kết để có thông tin cụ thể nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.
Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để các sản phẩm OCOP cung ứng thị trường nội địa đảm bảo chất lượng, các địa phương phối hợp với các tỉnh lân cận kiểm tra chuỗi cung ứng, đặc biệt với sản phẩm sản xuất ngoài tỉnh, thành phố, tăng cường sự phối hợp giữa Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cùng Sở Công Thương trong việc đánh giá, phân hạng và công nhận lại các sản phẩm OCOP hết thời hạn công nhận, mới tạo lòng tin vững chắc cho người tiêu dùng nội địa. Điển hình, hiện nay nhiều địa phương đã liên kết, hợp tác với nhau trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP như Tây Ninh, Tiền Giang, Long An, hoặc Cần Thơ, Kon Tum, Cà Mau,…
Theo đó, năm 2025 với sự chung sức của cả 3 tỉnh, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang hướng tới xuất khẩu cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh tế biên mậu, để làm sao có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa thông qua các kênh cửa khẩu; trong đó, có những cửa khẩu lớn ở Long An, Tây Ninh, để hoạt động kinh tế biên mậu tại địa phương ngày càng phát triển, nổi bật hơn, ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết.
Ngoài liên kết hợp tác giữa các tỉnh, các địa phương cũng đã liên kết tiêu thụ với trung tâm kinh tế khu vực phía Nam - thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm OCOP ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại các hệ thống bán lẻ, siêu thị và trung tâm thương mại của Tp.HCM. Ông Đậu Như Anh, Giám đốc mua hàng ngành hàng trái cây chuỗi Bách Hóa Xanh cho biết, hệ thống siêu thị này năm nay tiếp tục "trình làng” thêm nhiều mặt hàng trái cây đặc sản vùng miền được đóng gói thành hộp quà dùng để biếu tặng. Có thể kể đến như xoài Cao Lãnh, bưởi da xanh, bưởi đường lá cam (Đồng Nai), bơ booth Lâm Đồng hay dừa dâu, dừa xiêm, dừa dứa của Bến Tre... Việc đưa các nông sản đặc sản vào giỏ quà tặng kỳ vọng vừa thúc đẩy đầu ra nông sản vừa quảng bá sản phẩm của Việt Nam tới đông đảo người tiêu dùng trên cả nước trong dịp tết Nguyên đán 2025.
Theo Baotintuc.vn
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, truyền thông Argentina đã đánh giá tích cực về việc Chính phủ Việt Nam đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế khi phê duyệt kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) - đầu tàu kinh tế và thương mại của cả nước.
Thời điểm này, các hợp tác xã (HTX) thương mại, dịch vụ, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực chuẩn bị hàng hoá phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Những công trình đèn điện thắp sáng trên các tuyến đường được xây dựng với sự hỗ trợ của Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) không chỉ giúp việc đi lại của người dân được an toàn, mà còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh.
Ngày 30/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững rừng sản xuất là rừng trồng trên cơ sở hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Sau gần 2 tuần đầu năm mới 2025, giá vàng miếng SJC trong nước bất ngờ tăng thêm 2,6 triệu đồng/lượng. Từ mốc 82,2 – 84,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) vào ngày 1/1, giá vàng tăng lên mức 84,8 – 86,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) trong phiên cuối tuần và được dự báo sẽ duy trì ở mức giá này trong tuần tới.
Hội Nông dân (HND) tỉnh vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) lần thứ 6 (khoá XI) nhằm kiện toàn bầu bổ sung Ủy viên BCH HND tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.