Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ, nhất là vào những dịp lễ, Tết. Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ làm đẹp từ làm tóc, spa… bắt đầu nhộn nhịp. Lượng khách hàng được dự đoán tiếp tục tăng đến sát Tết Nguyên đán.
Cửa hàng Xì Nails, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) tấp nập khách đến làm đẹp dịp cuối tuần.
Dạo quanh khu vực TP Hoà Bình, các dịch vụ làm đẹp đã sôi động. Từ những salon, cơ sở thẩm mỹ đều đông khách, nhất là vào cuối tuần. Nắm bắt được nhu cầu làm đẹp tăng cao vào dịp cuối năm, nhiều cơ sở, cửa hàng chủ động tuyển thêm nhân viên, thợ phụ để phục vụ khách và đưa ra nhiều loại dịch vụ, ưu đãi cho khách hàng. Từ dịch vụ đơn giản như: cắt tóc, làm móng tay… đến các dịch vụ cao cấp như: chăm sóc da, massage... giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa tùy theo khả năng tài chính, hoàn cảnh để "tút” lại nhan sắc.
Với những tiện ích, công nghệ tiên tiến, thời gian gần đây, các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da mặt, tái tạo, trẻ hoá da được nhiều khách hàng lựa chọn. Chị Nguyễn Thị Thơm, chủ cơ sở Selina Beauty Spa, tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) cho biết: Để có thể chủ động tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất, các spa thường tư vấn khách đặt lịch trước. Bên cạnh đó, để tri ân khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ trong 1 năm qua, spa đưa ra chương trình khuyến mãi, giảm giá từ 5 - 20% với từng gói chăm sóc cụ thể các dịch vụ làm đẹp hoặc tặng quà cho khách hàng thân thiết. Thực tế, giá các dịch vụ làm đẹp không tăng hơn so với ngày thường, thông tin được quảng bá rộng rãi trên mạng xã hội nên khách hàng dễ dàng so sánh giá dịch vụ để lựa chọn địa chỉ làm đẹp phù hợp.
Các dịch vụ chăm sóc tóc cũng khá đắt hàng trong 2 tuần trở lại đây. Tại salon Tuyền Hair, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) lượng khách đến cửa hàng từ khoảng 1 tuần gần đây đông hơn so với mọi ngày. Anh Dương Tuyền, chủ salon cho biết: Các dịch vụ làm tóc thường mất nhiều thời gian nên không ít khách hàng chủ động đi làm tóc sớm để được chăm sóc kỹ hơn, không mất nhiều thời gian chờ đợi, nhất là vào những ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Dịch vụ được khách sử dụng nhiều nhất là hấp dầu, cắt tỉa, duỗi, uốn, nhuộm... Cửa hàng đã tuyển thêm thợ phụ để phục vụ khách được tốt nhất.
Ngoài các spa, salon tóc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm móng, nối mi cũng không kém phần sôi động. Theo chị Đỗ Thu Trang, chủ cửa hàng Xì Nails, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình), 2 tuần nay chị làm việc đến 23h mỗi ngày để tăng thời gian phục vụ khách hàng. Đảm bảo phục vụ khách được tốt nhất và không mất nhiều thời gian chờ đợi, chị đã lên lịch cho khách đặt làm móng, mi Tết từ đầu tháng 12 âm lịch. Năm nay cửa hàng sẽ phục vụ khách đến 18h ngày 29 Tết, giá các dịch vụ dao động từ 90.000 đồng đến trên 200.000 đồng. Ngoài trang trí móng trực tiếp, cửa hàng cũng nhận đặt mẫu nail box (móng giả) thuận tiện cho những chị em bận rộn, không có nhiều thời gian để ra tiệm.
Hiện nay, với sự đa dạng về dịch vụ và mức giá, từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng, mỗi người đều có thể tìm cho mình một giải pháp làm đẹp phù hợp. Tuy nhiên, để có được kết quả như ý, khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu, khả năng tài chính và lựa chọn những địa chỉ uy tín để thật sự đẹp và an toàn trong dịp Tết.
Chị Nguyễn Hà Huyền Lê, phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) chia sẻ: Cả năm bận bịu ít có thời gian làm đẹp, vì vậy tôi tranh thủ những ngày cuối năm làm lại tóc, mi đón Tết. Để không phải chờ đợi, tôi đã đặt lịch trước 1 tuần, giờ chỉ việc đến cửa hàng sử dụng dịch vụ theo lịch hẹn. Việc đặt lịch làm đẹp giúp chủ động được thời gian cũng như tài chính.
Thu Hằng
Chiều 14/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) huyện Cao Phong tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phát triển các dòng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, hiện nay là thế mạnh của các đơn vị sản xuất từ hình thức kinh tế tập thể đến doanh nghiệp.
Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Nguồn vốn này đã giúp hàng nghìn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh thực hiện tốt việc ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay hộ nghèo, hội viên nông dân (HVND) và các đối tượng chính sách khác. Qua đó giúp nhiều hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, đến hết năm 2024, toàn huyện có 10.309 tổ viên hoạt động tại 242 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Bình quân mỗi xã, thị trấn có 14 tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 43 tổ viên, dư nợ bình quân đạt gần 2,6 tỷ đồng/tổ. Hàng tháng số tổ viên tham gia tiền gửi tiết kiệm đạt trên 80%/tổng số hộ vay vốn.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách năm 2024 đạt 1.608 tỷ đồng/33.643 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu đạt 1.120,2 tỷ đồng, bằng 69,7% doanh số cho vay.