Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3).
Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao.
Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản phẩm của các chủ thể trong cả nước được phân hạng sản phẩm đạt "Sản phẩm OCOP cấp quốc gia” (sản phẩm OCOP 5 sao). Các sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia được sử dụng biểu trưng và tem OCOP quốc gia trên bao bì, nhãn mác và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm theo quy định. Kết quả phân hạng có giá trị 36 tháng, kể từ ngày công nhận.
Trong số 28 sản phẩm được phân hạng, tỉnh Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận đạt "Sản phẩm OCOP cấp quốc gia” là măng chua thái sẵn và măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy).
Công ty cổ phần Kim Bôi chuyên sản xuất các sản phẩm măng búp, măng thái sẵn, măng chua, măng trúc quân tử, măng thái sợi khô, măng khô… có mặt ở khắp các siêu thị, sàn thương mại điện tử các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới. Trong đó, sản phẩm đặc trưng là măng Kim Bôi và phở khô Kim Bôi đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, được xuất khẩu đi các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh, Đông Âu...
Để có được kết quả này, các sản phẩm măng của Công ty cổ phần Kim Bôi đã trải qua các cuộc bình chọn gắt gao, vượt qua nhiều sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh, thành phố trong cả nước…
T.H
Sở Công Thương vừa tổ chức khai trương mô hình thương mại hai chiều nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tại chợ Phú Lương, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn.
Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện triển khai 2 dự án trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) và dự án khu đô thị sinh thái, giải trí và cáp treo Cuối Hạ. Nhằm triển khai các dự án, huyện tập trung công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, công tác dân vận khéo GPMB được cấp ủy đảng, chính quyền coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường theo đúng Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 ngày 24/12/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, một số mô hình thí điểm trồng lúa giảm phát thải được ghi nhận đạt kết quả tích cực như: giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, các địa phương đều mong muốn nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều thách thức đòi hỏi việc mở rộng diện tích phải được tính toán cẩn trọng, không nôn nóng, không theo phong trào.
Xác định thế mạnh của địa phương là du lịch và sản xuất nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) huyện lần thứ XXVI, huyện Mai Châu đã hướng tới việc xây dựng "nền kinh tế xanh” bằng chương trình hành động với những lộ trình cụ thể và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo kế hoạch, năm 2025 tỉnh Hoà Bình trồng mới 5,55 nghìn ha rừng tập trung, 906 nghìn cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có. Để hoàn thành mục tiêu, ngành Kiểm lâm tích cực phối hợp với các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chuẩn bị diện tích đất trồng, tuyên truyền người dân thực hiện trồng cây, gây rừng và phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".