Năm 2024, Đảng bộ và nhân dân TP Hòa Bình tăng tốc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: phấn đấu hoàn thành cơ bản các tiêu chí đô thị loại II. Phố xá sầm uất, khu đô thị khang trang... đã mang đến diện mạo mới, sinh khí mới cho thành phố điện.
Diện mạo thành phố Hoà Bình hôm nay.
Hành trình "thay áo mới”
Sinh ra, lớn lên ở Hòa Bình, chứng kiến từng bước chuyển mình của thành phố điện, ông Quách Thế Tản, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh chia sẻ: TP Hòa Bình sở hữu tuyến sông Đà từ hạ lưu đập thủy điện đến xã Thịnh Minh, như dải lụa làm cho cảnh quan thành phố vừa có nét trữ tình, vừa hiện đại. Từ lâu đã có nhiều ý tưởng quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc hai bên bờ sông Đà, trong đó dòng Đà Giang được xác định là điểm nhấn phát triển đô thị, dịch vụ, cảnh quan, môi trường; dọc hai bên bờ sông quy hoạch hệ thống đường, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, giao thông đồng bộ, kết nối, tạo cảnh quan và điểm nhấn cho TP Hòa Bình - thành phố ven sông xứng tầm là trung tâm của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc. Đồng thời, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cảnh quan, môi trường bảo đảm khai thác, phát huy các hoạt động du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế dịch vụ ven sông Đà.
Với vị trí giáp Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ Tây Bắc, có nhiều điều kiện để phát triển đô thị, du lịch, thương mại... là những tiền đề quan trọng để TP Hòa Bình thực hiện mục tiêu nâng tầm đô thị loại II . Thành phố xác định trọng tâm đầu tiên là công tác quy hoạch, lấy TP Hòa Bình là đô thị trung tâm tỉnh, vệ tinh Thủ đô Hà Nội, nối vùng Thủ đô và Tây Bắc, có bản sắc riêng. TP Hòa Bình từng bước hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại II theo quy định. Mỗi bước tiến về gần vạch đích ghi nhận một bước chuyển mình trong diện mạo của thành phố.
TP Hòa Bình dần "thay áo mới”, phát triển hài hòa, cân đối bên dòng Đà Giang. Hạ tầng giao thông phát triển mạnh với nhiều công trình được đầu tư, cải tạo, xây mới như: Cầu Hòa Bình 2, cầu Hòa Bình 3, tỉnh lộ 433, 435, đường Chi Lăng kéo dài nối quốc lộ 6… Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) đoạn qua TP Hòa Bình, dự án mở rộng đường tránh quốc lộ 6... được khởi công. Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại cũng được đẩy mạnh xã hội hóa. Nhiều khu dân cư, dự án nhà ở được xây dựng. Trung tâm thành phố có quảng trường rộng thênh thang, khu chung cư cao tầng, nhà phố, khuôn viên hiện đại. Đường đê Đà Giang mở rộng thành tuyến đường lung linh ánh điện, phố ẩm thực, dịch vụ phát triển… Người dân phấn khởi và tự hào.
Tăng tốc, về đích đúng hẹn
Đồng chí Phạm Anh Quý, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Việc xác định những công trình, dự án đầu tư trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ, kết hợp tạo điểm nhấn đô thị, xây dựng TP Hòa Bình sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, bản sắc là hết sức cần thiết. Giai đoạn 2021 - 2025, thành phố đẩy mạnh huy động, ưu tiên mọi nguồn lực từ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, thành phố, xã hội hóa và các nguồn khác để sớm hoàn thành các công trình, dự án hạ tầng thiết yếu nâng tầm đô thị. Đối với tiêu chuẩn thiếu về mật độ dân số, thành phố xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển nhà ở, khu thiết chế công đoàn; giải phóng mặt bằng, thi công hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, lao động. Với tiêu chuẩn điện chiếu sáng, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm tăng tỷ lệ ngõ xóm được chiếu sáng lên tối thiểu 80%. Tiếp tục chỉnh trang đô thị, thiết kế đèn thắp sáng và trang trí cảnh quan các trục đường chính.
Thành phố cũng quan tâm xây dựng chính quyền đô thị và văn hóa, văn minh đô thị. Ứng dụng công nghệ, khai thác hiệu quả phần mềm tương tác trực tuyến ORIM-X trong quản lý đô thị; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Diện mạo sáng - xanh - sạch - đẹp và hiện đại của thành phố Hoà Bình hôm nay.
Với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng taọ, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, TP Hoà Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt 11,93%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người bằng 1,51 lần so với cả nước; cân đối thu - chi ngân sách dư; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 82,2%; hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm nhanh, còn 1,38%; tỷ lệ đường phố chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ nhà kiên cố khoảng 97,06%; tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%...
Đối chiếu với các tiêu chí, tiêu chuẩn tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15, ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, UBND tỉnh Hòa Bình đánh giá thành phố Hòa Bình đạt tiêu chí đô thị loại II, với điểm số là 84,63/100 điểm.
Khép lại năm 2024, "thành phố điện” đón niềm vui lớn khi Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận TP Hoà Bình là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Hoà Bình. Theo đồng chí Chủ tịch UBND thành phố, đây là dấu mốc rất quan trọng với cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn, là cán đích chỉ tiêu nhiệm kỳ, song đồng thời cũng là sự khởi đầu mới. TP Hoà Bình tiếp tục nỗ lực, vươn mình mạnh mẽ để thực sự trở thành hạt nhân phát triển của tiểu vùng Tây Bắc, cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng phía Tây vùng Thủ đô.
Minh Vũ
Xu hướng sắm Tết của người tiêu dùng năm nay chú trọng chi tiêu tiết kiệm, ưu tiên các sản phẩm thiết yếu, có giá trị sử dụng cao.
Tổng cộng có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi.
Đến xã Pà Cò (Mai Châu), không khó để nhận ra những tín hiệu đáng mừng khi người dân mạnh dạn khôi phục, phát triển một số nghề truyền thống. Nổi bật là nghề trồng lanh, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ sáp ong. Đây là nghề thủ công truyền thống, không chỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa mà còn góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Cận Tết, nhu cầu mua sắm tăng tới 200%, do đó, kế hoạch lưu thông phân phối phải điều chỉnh liên tục theo ngày, thậm chí theo giờ, để đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế.
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ.