Đến nay, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Lạc Sơn. Năm 2024, cùng với đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều nhân tố, mô hình tiêu biểu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.


Sản phẩm ốc nhồi hữu cơ Mơ Đức Hòa Bình của chị Bùi Thị Mơ (đứng đầu bên trái) ở xóm Dằm, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) có đầu ra ổn định, tạo đà nhân rộng mô hình. 

Xuất phát từ nhu cầu của bản thân, nhận thấy khu vực núi quanh nhà có diện tích rộng, cỏ dại mọc nhiều, xa khu dân cư, ông Bùi Văn Nhiện ở xóm Gò Cha 2, xã Yên Nghiệp đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi dê. Chỉ trong một thời gian ngắn với đồng vốn tự đầu tư, ông đã nhân số lượng đàn dê thả đồi từ 3 con lên 80 con. Theo chia sẻ của ông Nhiện, dê là loài dễ nuôi, dễ chăm sóc và cho thu nhập tốt. Thường vào mỗi buổi chiều, ông thả dê lên núi cho đến tối chúng tự về lại chuồng. Ngoài thức ăn chủ yếu của dê là cỏ, ông bổ sung thêm 30% thức ăn tinh bột. Với chế độ thức ăn hợp lý và khu vực chăn thả rông, chất lượng dê thương phẩm đảm bảo. Năm 2024 gia đình thu lãi từ mô hình đạt 95 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 lao động.

Cách đây 7 năm, ông Bùi Văn Chuẩn ở xóm Mòi 1, xã Tân Lập bắt đầu tìm hiểu về mô hình sim rừng lên men. Qua đó, ông nhận thấy đây là mô hình có thể phát triển. Mới đầu, gia đình ông trồng thử nghiệm 1 ha trong vườn nhà, có thể ủ lên men vài chục bình. Những năm tiếp theo, sản lượng tiêu thụ có xu hướng phát triển nên ông tập trung đầu tư về vốn và khu sản xuất với quy mô đủ, đảm bảo cung cấp ra thị trường. Năm 2024, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận đạt được từ mô hình là 250 triệu đồng. Một số hộ dân trong xã đã ký kết trồng, cung ứng nguyên liệu đầu vào cho mô hình của ông Chuẩn. Đặc biệt, với việc thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất: xây dựng khu nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất, quy hoạch mật độ diện tích trồng lựa chọn cây giống, đầu tư hệ thống chế biến, sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…, sản phẩm "Sim rừng lên men” do cơ sở của ông Chuẩn sản xuất đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Tận dụng điều kiện sẵn có của gia đình và địa phương, chị Bùi Thị Mơ ở xóm Dầm, xã Nhân Nghĩa trở thành người đầu tiên thực hiện ý tưởng nuôi ốc nhồi thương phẩm. Chị Mơ cho biết: Quá trình tìm hiểu nhu cầu thị trường, nghiên cứu đặc điểm, tôi thấy ốc nhồi khá dễ nuôi, có thể ở ao tự nhiên, bể xi măng, bể bạt, chỉ cần nguồn nước đảm bảo và nguồn thức ăn đa dạng, sẵn có (bèo tấm, các loại mướp, bí đỏ, bầu, bí xanh, mít, đu đủ, các loại cây thân mềm như khoai, mùng…). Sau 4 năm với khởi điểm mô hình nuôi chỉ khoảng 200 m2 mặt nước, đến nay đã phát triển lên 5.500 m2, quy mô từ 5 vạn lên 50 vạn con/năm. Với 2 lứa ốc được xuất bán mỗi năm, trung bình khoảng 3 tấn/lứa, gia đình thu lợi nhuận trên 500 triệu đồng.

Trên đà phát triển mô hình, chị Mơ đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hòa Bình từ tháng 8/2023; nghiên cứu chế biến thành công sản phẩm Chả ốc nhồi Hòa Bình. Hợp tác xã đang hợp đồng với 2 đối tác lớn là SunGroup và Cooplus bao tiêu đầu ra.

Theo đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, phong trào thi đua trong lĩnh vực nông nghiệp với những mô hình, điển hình tiêu biểu đã tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo nông dân và đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Thông qua phát hiện những nhân tố mới, mô hình điển hình, huyện sẽ biểu dương, khen thưởng kịp thời, nhất là những người trực tiếp lao động sản xuất, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi, người có sáng kiến nâng cao năng suất lao động để tiếp tục thúc đẩy, nhân rộng trong thời gian tới. 


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

Với lợi thế về diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn, những năm qua, người dân huyện Đà Bắc đã tập trung trồng rừng sản xuất, phát triển kinh tế rừng để cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Lạc Sơn

Ngày 19/2, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, Chi hội Bảo vệ người tiêu dùng huyện Lạc Sơn triển khai tuyên truyền, tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng tại chợ Vó, xã Nhân Nghĩa. Hình thức tuyên truyền là phát hàng trăm tài liệu tờ rơi và treo băng rôn tuyên truyền về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho người tiêu dùng tại địa phương. Chương trình thu hút đông đảo tiểu thương và người dân tham gia.

Kỳ vọng thu ngân sách nhà nước năm 2025

Tập trung thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế nhanh chóng phục hồi sản xuất - kinh doanh. Tăng cường quản lý thu ngân sách, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng thu, tạo nguồn thu bền vững, lâu dài cho ngân sách nhà nước (NSNN)… Nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được ngành Thuế chủ động triển khai ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2025 với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2025 được Chính phủ, Bộ Tài chính giao là 5.800 tỷ đồng; Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giao là 6.800 tỷ đồng.

Hội Nông dân xã Phú Thành quản lý, khai thác tốt nguồn vốn chính sách

Là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến hội viên nông dân (HVND), những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện hiệu quả việc ủy thác cho vay. Nhờ đó, nhiều hội viên có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế.

Huyện Tân Lạc: Hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc, trong tháng 1/2025, đơn vị đã giải ngân gần 18 tỷ đồng cho hơn 300 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đáng chú ý, chương trình cho vay giải quyết việc làm có doanh số cao nhất, đạt trên 5,1 tỷ đồng, giúp 81 lao động được tiếp cận nguồn vốn để tạo việc làm và phát triển kinh tế.

Giải ngân hơn 204 tỷ đồng vốn vay ưu đãi

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong tháng 1/2025, toàn chi nhánh đã thực hiện giải ngân đối với 11 chương trình tín dụng chính sách. Doanh số cho vay đạt 204,1 tỷ đồng, cho 3.369 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong đó, trên 16 tỷ đồng cho vay hộ nghèo, trên 17 tỷ đồng cho vay hộ cận nghèo, trên 14,6 tỷ cho vay hộ mới thoát nghèo. Tập trung cho vay cao nhất là chương trình giải quyết việc làm, với gần 29 tỷ đồng cho 1.271 khách hàng được vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục