Hiện toàn tỉnh có 694 tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh ổn định, trong đó có 525 hợp tác xã (HTX), 3 quỹ tín dụng nhân dân, 166 tổ hợp tác đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực. Trong năm 2024 thành lập mới 63 HTX, thu hút 16,3 nghìn thành viên và trên 29 nghìn lao động. Doanh thu bình quân ước đạt 1,58 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 174 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên đạt 4,67 triệu đồng/người/tháng. Đến nay có 15 sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên và 103 sản phẩm OCOP 3 sao của tổ chức KTTT; khoảng 32% HTX có sản phẩm được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hữu cơ. KTTT đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.


Thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2023 giúp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Độc Lập, thành phố Hòa Bình mở rộng thành viên, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế.

Trong những năm qua, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh gặp những khó khăn như: Xuất phát điểm thấp; nhận thức về trách nhiệm đóng góp xây dựng cộng đồng của thành viên chưa cao; vẫn còn biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với đó, kiến thức pháp luật liên quan đến HTX và lĩnh vực sản xuất, kinh tế, kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng sự phát triển của HTX và xã hội; tính chuyên môn hóa trong quản lý và sản xuất, kinh doanh chưa cao. Nguồn vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động và sản xuất của HTX thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu... HTX khó huy động vốn sản xuất, kinh doanh từ thành viên và bên ngoài; vấn đề hợp tác liên kết chuỗi giá trị, hợp tác sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và các tổ chức bên ngoài cũng như tìm kiếm mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn...

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 có hiệu lực thi hành, đánh dấu một sự khởi đầu mới cho cộng đồng HTX. Luật tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của HTX, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực HTX trong giai đoạn mới. Luật gồm 12 chương với 115 điều. 

Anh Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập, thành phố Hoà Bình cho biết: Luật HTX năm 2023 tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX về cơ chế thành viên, tiếp cận nguồn vốn vay qua tài sản... Đây là đòn bẩy cho các HTX, nhất là các HTX nông nghiệp vận hành linh hoạt, tạo nguồn lực cho các đơn vị mở rộng sản xuất, kinh doanh. 

Theo anh Đỗ Hùng, thành viên HTX Thạch Yên (Cao Phong), Luật HTX được thực thi, các cấp, ngành quan tâm, giúp đỡ HTX khơi dậy nội lực, nguồn tài nguyên địa phương. Qua đó để các thành viên HTX mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Luật HTX mới đã tháo gỡ những khó khăn và tích cực hỗ trợ cho khu vực KTTT, HTX phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường. Luật từng bước loại bỏ được những trở ngại kìm hãm sự phát triển của HTX.

Một trong những điểm mới nổi bật của Luật HTX năm 2023 là đã thể chế hóa nội dung 8 chính sách tại Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới. Đó là: Phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn; đất đai; thuế, phí và lệ phí; tiếp cận vốn, bảo hiểm; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tiếp cận và nghiên cứu thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị; hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro. Luật HTX năm 2023 chú trọng đến vấn đề chuyển đổi số, kiểm toán HTX, quy định hỗ trợ tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường. Đồng thời, hỗ trợ hình thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi ích của địa phương…

Đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Triển khai Luật HTX năm 2023, Liên minh HTX tỉnh phối hợp các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến luật. Chúng tôi tích cực hỗ trợ các HTX thành lập mới, hoạt động kém hiệu quả như sửa đổi điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Trong những năm qua, KTTT nói chung, HTX nói riêng có những đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Luật HTX năm 2023 đi vào cuộc sống tạo hành lang pháp lý, động lực để các HTX phát huy hiệu quả thế mạnh kinh tế tập thể.


Việt Lâm

Các tin khác


Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Lạc Sơn

Ngày 19/2, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, Chi hội Bảo vệ người tiêu dùng huyện Lạc Sơn triển khai tuyên truyền, tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng tại chợ Vó, xã Nhân Nghĩa. Hình thức tuyên truyền là phát hàng trăm tài liệu tờ rơi và treo băng rôn tuyên truyền về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho người tiêu dùng tại địa phương. Chương trình thu hút đông đảo tiểu thương và người dân tham gia.

Kỳ vọng thu ngân sách nhà nước năm 2025

Tập trung thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế nhanh chóng phục hồi sản xuất - kinh doanh. Tăng cường quản lý thu ngân sách, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng thu, tạo nguồn thu bền vững, lâu dài cho ngân sách nhà nước (NSNN)… Nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được ngành Thuế chủ động triển khai ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2025 với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2025 được Chính phủ, Bộ Tài chính giao là 5.800 tỷ đồng; Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giao là 6.800 tỷ đồng.

Hội Nông dân xã Phú Thành quản lý, khai thác tốt nguồn vốn chính sách

Là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến hội viên nông dân (HVND), những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện hiệu quả việc ủy thác cho vay. Nhờ đó, nhiều hội viên có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế.

Huyện Tân Lạc: Hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc, trong tháng 1/2025, đơn vị đã giải ngân gần 18 tỷ đồng cho hơn 300 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đáng chú ý, chương trình cho vay giải quyết việc làm có doanh số cao nhất, đạt trên 5,1 tỷ đồng, giúp 81 lao động được tiếp cận nguồn vốn để tạo việc làm và phát triển kinh tế.

Giải ngân hơn 204 tỷ đồng vốn vay ưu đãi

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong tháng 1/2025, toàn chi nhánh đã thực hiện giải ngân đối với 11 chương trình tín dụng chính sách. Doanh số cho vay đạt 204,1 tỷ đồng, cho 3.369 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong đó, trên 16 tỷ đồng cho vay hộ nghèo, trên 17 tỷ đồng cho vay hộ cận nghèo, trên 14,6 tỷ cho vay hộ mới thoát nghèo. Tập trung cho vay cao nhất là chương trình giải quyết việc làm, với gần 29 tỷ đồng cho 1.271 khách hàng được vay vốn.

Huyện Đà Bắc phát huy hiệu quả tín dụng chính sách

Đà Bắc là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh, những năm qua việc triển khai hiệu quả tín dụng chính sách có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục