Đồng hành, tạo điều kiện giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Thời gian qua, Huyện Đoàn Mai Châu phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai các hoạt động nhận ủy thác vốn vay chính sách. Qua đó giúp thanh niên Mai Châu có thêm điều kiện phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Một số hộ thanh niên ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) phát triển mô hình trồng cà chua, đem lại thu nhập khá.
Căn cứ các văn bản liên tịch và hướng dẫn của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn tích cực tham gia quản lý, giám sát và tổ chức hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các hộ có dư nợ đến hạn và quá hạn thu nộp gốc, lãi đúng thời gian quy định. Qua đó kịp thời nắm bắt cơ sở, tình hình hoạt động của Tổ TK&VV, việc sử dụng vốn của các tổ viên, phát hiện và ngăn ngừa các tồn tại, sai sót trong hoạt động của tổ TK&VV, quá trình sử dụng vốn của hộ vay.
Đến hết tháng 2/2025, toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn tham gia nhận ủy thác vốn vay với 52 tổ TK&VV đang hoạt động. Tổng số hộ vay là 1.954 hộ, với tổng dư nợ trên 112,4 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu tập trung vào các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch - vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế vùng khó khăn, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, trồng rừng, phát triển sản xuất - kinh doanh...
Nguồn vốn vay chính sách đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét trong thực tiễn. Nhiều ĐVTN có cơ hội khởi nghiệp ngay tại địa phương. Thông qua đó, công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên được củng cố. Uy tín của tổ chức Đoàn ngày càng được nâng cao trong lòng người dân, tạo động lực giúp cán bộ Đoàn ở cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm với cộng đồng.
Gia đình anh Hà Văn Hòa, xóm Đậu, xã Tòng Đậu là một điển hình. Từng thuộc hộ cận nghèo nên gia đình anh không thể đầu tư mở rộng sản xuất do không có nguồn vốn. Qua Đoàn Thanh niên xã kết nối, gia đình anh được vay vốn của NHCSXH với số tiền 45 triệu đồng để xây dựng chuồng và mua 2 con bò sinh sản. Theo anh Hòa, cùng với hỗ trợ vốn, cán bộ chuyên môn địa phương tích cực tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vật nuôi cho gia đình. Nhờ đó, bò sinh sản đều, không bị dịch bệnh, giúp kinh tế gia đình từng bước khá hơn.
Cũng như anh Hòa, từ nguồn vốn vay ưu đãi, không ít ĐVTN trên địa bàn huyện Mai Châu có thêm động lực, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh dịch vụ, tạo nên những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giải quyết việc làm cho lao động là thanh niên địa phương như: Mô hình sản xuất thịt gác bếp ở xã Mai Hịch; mô hình trồng ớt chỉ địa ở xã Mai Hạ; dự án cơ sở chế biến và nuôi trồng thủy sản xã Tân Thành; các mô hình homestay tại các xã Chiềng Châu, Mai Hịch...
Đồng chí Hà Công Đạt, Bí thư Huyện Đoàn Mai Châu cho biết: Việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay chính sách là một trong những giải pháp quan trọng giúp thanh niên huyện Mai Châu có thêm điều kiện phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn tại một số đơn vị còn một số hạn chế. Nhằm khắc phục tồn tại, tạo điều kiện cho thanh niên Mai Châu có cơ hội khởi nghiệp, làm giàu với nguồn vốn ưu đãi, Huyện Đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nghề nghiệp, việc làm, tập huấn chuyển giao kỹ thuật giúp thanh niên mạnh dạn phát triển kinh tế. Đồng thời, quan tâm kiểm tra, giám sát, bám sát kế hoạch của NHCSXH huyện và chương trình công tác Đoàn năm 2025 nhằm kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thu Hằng
Sáng 15/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại huyện Mai Châu.
Sau 4 năm triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Hòa Bình giảm mạnh từ 15,49% năm 2020 xuống còn 6,59% vào cuối năm 2024, tương đương giảm hơn 9%. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong hành trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Trước những biến động liên tục trong chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp, xuất khẩu của Việt Nam đang chịu áp lực lớn.
Sáng 14/4, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh, vàng miếng SJC thiết lập đỉnh mới, vượt 107 triệu đồng/lượng.
Mở cửa phiên sáng đầu tuần, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 104,5 - 107 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 1.500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, và tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá chốt phiên cuối tuần trước. Đây là mức bán ra vàng miếng SJC cao nhất trong lịch sử.
Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Đà Bắc đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) với mục tiêu đến cuối tháng 6/2025, vừa đảm bảo tiến độ giải ngân, vừa đảm bảo chất lượng thực hiện các chương trình, dự án.