Chiều 24/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số.


Toàn cảnh buổi làm việc

Đơn giản hóa thủ tục giải ngân

Theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, một số ngân hàng lớn sẽ có gói tín dụng 500.000 tỷ đồng với lãi suất phải thấp hơn bình thường 2 - 3%, đặc biệt thủ tục phải đơn giản dành cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số.

Để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng hiệu quả, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, đây là bài toán khó trong bối cảnh nhiều gói tín dụng ưu đãi đang được triển khai, có chương trình được giải ngân tốt, nhưng cũng vẫn còn gói tín dụng bị vướng mắc bởi không đáp ứng điều kiện vay vốn. Ngoài ra cũng có một số vấn đề liên quan đến các dự án như BOT (Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) giao thông bị vướng mắc, chưa tạo niềm tin cho nhà đầu tư và ngân hàng trong hỗ trợ vốn.

Theo Phó Thống đốc, hiện các ngân hàng đã cam kết tham gia, cơ bản đã đủ 500.000 tỷ đồng và có nhiều ưu đãi dành cho các dự án về lãi suất ưu đãi, vay trung, dài hạn.

"Thực tế, bản chất vốn ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn. Để đáp ứng đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đang ngày càng giảm dần. Điều này cũng nhằm đáp ứng các chuẩn mực an toàn quốc tế như Basel II, Basel III. Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi cũng có nhiều quy định liên quan đến đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng trong vấn đề cho vay. Vì vậy, việc cho vay trung và dài hạn cũng chính là ưu đãi từ phía ngân hàng. Các ngân hàng cũng có trách nhiệm đồng thuận tham gia gói tín dụng này”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Để gói tín dụng đi vào cuộc sống, Phó Thống đốc cho rằng cần một số điều kiện, đó là các bộ, ngành cần có kế hoạch, định hướng về nhu cầu vốn cho các dự án trong từng giai đoạn, nhu cầu vốn từ ngân sách, vốn từ ngân hàng… Từ đó, ngành Ngân hàng cũng chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn để cho vay.

Theo ông Phạm Lưu Hưng, chuyên gia Kinh tế trưởng SSI, việc các ngân hàng "ngại” cho vay các dự án hạ tầng, BOT... ở giai đoạn trước đây đã qua. Cùng với Luật Đầu tư công năm 2025 có hiệu lực từ đầu năm và sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ các vướng mắc của dự án để thúc đẩy đầu tư, khiến giai đoạn đầu tư - hoàn công, thu tiền của dự án được đẩy nhanh. Các chủ đầu tư có thể được hoàn công nhận tiền và trả nợ đúng hạn nên ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tốc cho vay đối với lĩnh vực này.

Về gói tín dụng 500.000 tỷ đồng nói riêng và các gói tín dụng ưu đãi nói chung, theo các chuyên gia kinh tế, đều cần tiêu chí hàng đầu là xây dựng các điều kiện để được vay tín dụng phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Khung tiếp cận năng lực tài chính phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ hiện tại và đi cùng doanh nghiệp để đạt kỳ vọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đảm bảo khả năng trả nợ vay trong tương lai.

Cần rõ trách nhiệm cho vay để ngân hàng an tâm 

Trước đó, một số ngân hàng chia sẻ, trong những năm qua, ngân hàng đã và đang đầu tư, cung cấp tín dụng cho nhiều dự án hạ tầng trọng điểm. Điển hình, Vietcombank đã tham gia tài trợ dự án Đường dây truyền tải điện Lào Cai - Vĩnh Yên, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, Sân bay quốc tế Long Thành. Trong khi VIB cũng tài trợ các dự án hạ tầng như BOT, sản xuất, truyền tài điện, trong đó gần đây nhất tham gia tài trợ một phần dự án đường dây 500kV. 

Đại diện VIB cho biết, ngân hàng sẵn sàng triển khai gói tín dụng từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi thấp hơn khoảng 1% so với mặt bằng thông thường, nhằm đồng hành cùng các chính sách trọng điểm của Nhà nước. "Ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là về lãi suất, nhưng cần rõ ràng về trách nhiệm trong việc cho vay để các ngân hàng yên tâm mạnh dạn triển khai”, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Agribank khẳng định.

Theo Tổng Giám đốc Vietcombank Lê Quang Vinh, để có thể hỗ trợ hiệu quả, doanh nghiệp nên xem xét xây dựng cơ chế góp vốn và chia sẻ lợi ích, thay vì áp dụng hình thức cho vay truyền thống.

Bên cạnh sẵn sàng nguồn vốn cho vay các đối tượng khách hàng ưu tiên trên, các ngân hàng đang chủ động có các chính sách hỗ trợ rất sớm cho khách hàng chịu tác động của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ. Với những trường hợp bị ảnh hưởng rộng, một số ngân hàng kiến nghị có cơ chế cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ; đồng thời, miễn giảm lãi suất, phí để chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Về cơ chế cho vay, đại diện NHNN cho biết, sẽ chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các NHTM. Các ngân hàng sẽ cân đối nguồn vốn huy động để cho vay phù hợp. Các khoản vay trong khuôn khổ gói tín dụng này vẫn phải đảm bảo điều kiện tín dụng, không hạ chuẩn, nhưng sẽ có cơ chế hỗ trợ về lãi suất, thời hạn, cơ chế đồng tài trợ…

NHNN khuyến khích mở rộng thêm sự tham gia của nhiều ngân hàng theo tinh thần ngân hàng lớn làm lớn, ngân hàng nhỏ làm nhỏ. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại Nhà nước cần phát huy vai trò dẫn dắt, thể hiện trách nhiệm cao hơn với nền kinh tế.

Về lãi suất cho vay, các NHTM chủ động xác định và công khai mức lãi suất áp dụng, phương thức tính lãi suất đối với khách hàng vay vốn theo từng thời kỳ, trên tinh thần hỗ trợ khách hàng giảm chi phí, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Về thời gian giải ngân, theo Phó Thống đốc, chương trình kéo dài đến năm 2030 hoặc đến khi giải ngân hết vốn tùy theo thời điểm nào đến trước.


Theo Báo Tin tức


Các tin khác


UBND tỉnh họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2025

Sáng 23/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp thường kỳ tháng 4/2025 của UBND tỉnh, nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm; xem xét cho ý kiến vào các văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và nhiều nội dung khác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Ngành Ngân hàng nỗ lực “bơm” vốn cho nền kinh tế

Ghi nhận từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế cần thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển, các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh (SX-KD), tiêu dùng chính đáng của người dân và doanh nghiệp với lãi suất cho vay hợp lý. Trong đó, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho vay các lĩnh vực thế mạnh của địa phương nhằm "bơm” vốn cho nền kinh tế, bám sát mục tiêu tăng trưởng của từng quý và cả năm 2025.

Khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp sạch

Dám nghĩ, dám làm, chị Bùi Thị Châm, hội viên Chi hội phụ nữ xóm Láu Ráy, xã Bình Sơn (Kim Bôi) đã lựa chọn trở về quê hương lập nghiệp sau thời gian lao động tại nước ngoài. Nhờ nguồn vốn tích lũy và không ngừng học hỏi, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế tổng hợp, phát triển chăn nuôi gắn với trồng trọt theo hướng sản xuất sạch, tuần hoàn.

Thủ tướng yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trước căng thẳng thương mại

Căng thẳng thương mại toàn cầu không chỉ là thách thức, mà còn là phép thử cho bản lĩnh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng.

Kiểm tra tiến độ các Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Lương Sơn 

Sáng 22/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Lương Sơn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục