Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đẩy mạnh cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan
Trong Công điện về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, chủ động bám sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ. Trong đó cần triển khai ngay các giải pháp thích ứng linh hoạt, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, đánh giá tác động từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam; xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài khóa đối với doanh nghiệp, người lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 4/2025.
Giao Ngân hàng Nhà nước theo dõi chặt chẽ tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn. Sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng. Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế quan
Khẩn trương nghiên cứu, kêu gọi các ngân hàng khẩn trương chung tay xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho người dưới 35 tuổi mua nhà, gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số vay dài hạn. Mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia gói tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, đồ gỗ bị tác động bởi chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ.
Huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho phát triển
Trong Công điện, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng phương án huy động tối đa nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho đầu tư phát triển. Tận dụng dư địa về nợ công, bội chi ngân sách nhà nước để huy động nguồn lực cho phát triển.
Làm việc với ADB để chuẩn bị các dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng, thích ứng biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển kinh tế tư nhân trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, trong đó cần xây dựng các giải pháp đột phá, cơ chế chính sách phù hợp, khả thi để khuyến khích, thúc đẩy, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho phát triển kinh tế tư nhân.
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực; tập trung đầu tư các dự án lớn, trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan toả, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo VTV.VN
Quý I/2025, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tăng trưởng ngành nông nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ áp mức thuế 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu hết sức khó khăn, thách thức như hiện nay, việc "khoan sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu cần được ưu tiên trong hoạch định chính sách. Đó chính là cách hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý I/2025 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ 389 quốc gia chủ trì hội nghị. Dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh; đại diện các ngành thành viên BCĐ.
Từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thời gian qua, thành phố Hòa Bình đã phát huy tiềm năng, lợi thế từ điều kiện tự nhiên để trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hiệu quả, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đóng vai trò trụ cột, kiến tạo những đổi thay tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực hoàn thiện các công việc, thủ tục để bàn giao các công trình, dự án trước tháng 6/2025.
Từ thực tiễn áp dụng và bài học kinh nghiệm rút ra khi triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia trong thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, các cơ chế, chính sách đặc thù chính là "bệ đỡ”, tạo ra "cú huých” mang tính đột phá. Từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và phát huy hiệu quả về kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.