Đến nay, gia đình anh Quách Văn Vinh đã phát triển được đàn dê lên 50 con.
(HBĐT) - Ông Đinh Minh Mão, Phó Chủ tịch UBND xã An Binh, huyện Lạc Thủy cho biết: Những năm gần đây, nhân dân xã An Bình đã phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, trong đó chăn nuôi dê được coi là mũi nhọn. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá, giàu nhờ nuôi dê núi đá.
Xã An Bình 1.660 hộ với 6489 khẩu trong đó, khẩu nông nghiệp là 6057 khẩu chiếm phần lớn tổng số dân tại đây. Do đó, việc tìm hướng phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương là yêu cầu luôn được đặt ra hết sức bức thiết với ban lãnh đạo xã. Ông Đinh Minh Mão cho biết: Nhận thấy, địa hình núi đá với nguồn thức ăn dồi dào... là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đàn dê. Chính vì thế, ngay khi một vài mô hình nuôi dê thử nghiệm của bà con trong xã đạt kết quả tốt, chúng tôi đã cử cán bộ hướng dẫn người dân nhân rộng mô hình nuôi dê núi đá.
Hiện nay, toàn xã có khoảng 1.700 con. 13/19 thôn trên địa bàn xã phát triển chăn nuôi dê. Nhiều nhất là ở thôn Đồng Bầu với đàn dê lên đến 192 con. Tổng thu nhập từ dê năm 2009 của toàn xã đạt 825,3 triệu đồng.
Ông Quách Văn Vinh ở thôn Tiên Lữ là một trong những hộ tiêu biểu của xã thoát nghèo nhờ nuôi dê núi đá. Ông Vinh chia sẻ: Trước kia, gia đình tôi chỉ trông vào 2 vụ lúa, thu nhập chỉ từ 3-5 triệu/năm, kinh tế gia đình rất khó khăn. Khoảng 10 năm trở lại đây, gia đình tôi bắt đầu chuyển sang chăn nuôi thêm dê núi. Ban đầu chỉ có 10 con, đến nay, đàn dê của gia đình đã phát triển lên 50 con, cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng/năm. Diện tích đất của gia đình hẹp, ông Vinh đã mạnh dạn thuê 27 ha đất núi đá của thôn để mở rộng chăn nuôi và đang tiếp tục tìm thêm hướng phát triển kinh tế mới.
Theo ông Đinh Minh Mão, hiện nay tiềm năng phát triển chăn nuôi dê của địa phương đã bị hạn chế do chính sách khoanh nuôi bảo vệ rừng làm thức ăn của dê ít nhiều bị giảm. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi tự tìm giống, lai tạo nên bị cận huyết nhiều, chất lượng không còn được cao như trước. Vì vậy, nếu dự án phát triển đàn dê cỏ ở An Bình được UBND huyện Lạc Thuỷ đầu tư sẽ là lời giải cho bài toán về con giống cũng như nguồn thức ăn cho dê nơi đây.
Hải Yến
(HBĐT) - Do tác động không thuận lợi của suy thoái kinh tế, đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Agribank Hòa Bình và khó khăn cho việc huy động vốn, cạnh đó là sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Mặc dù vậy, Agribank Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện tốt chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông Tuấn Minh Cử, Giám đốc Agribank Hòa Bình trao đổi với phóng viên HBĐT xung quanh vấn đề này?
(HBĐT) - Đó là nội dung Quyết định số 2610/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 24/12/2009 về việc phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 – 2015.
(HBĐT) - Năm 2009, trên địa bàn huyện Cao Phong có hơn 100 dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 170 tỷ đồng. Đến thời điểm này đã giải ngân được gần 83 tỷ đồng và hoàn thành 35 công trình thuộc nhiều nguồn vốn.
Công ty CP than Vàng Danh là mỏ than hầm lò được Liên Xô giúp đỡ khôi phục từ năm 1961 với công suất thiết kế ban đầu là 600.000 tấn/năm. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty CP than Vàng Danh đã đạt sản lượng 3,1 triệu tấn than vào năm 2009. Có được kết quả này chính là nhờ sự năng động của đội ngũ những người thợ mỏ Vàng Danh và hiệu quả của đầu tư đổi mới công nghệ khai thác than.
Tuần lễ Quốc gia Phụ nữ Việt Nam 2010 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam nói chung và các doanh nhân nữ xuất sắc nói riêng.
Ngày 12-1, Bộ Tài chính vừa có công điện 01/BTC-CĐ gửi Ủy ban Nhân dân (UBNN) các tỉnh, thành phố, giám đốc các Sở Tài chính, cơ quan thuế, Quản lý thị trường các địa phương về vấn đề quản lý giá sữa.