Hôm qua 14-1, Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), dự án Sáng kiến cạnh tranh VN đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009. Đà Nẵng tiếp tục xếp hạng nhất, kế đến là Bình Dương, Lào Cai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc... Bốn tỉnh có vị trí thấp nhất là Hòa Bình, Bắc Kạn, Đắc Nông, Cao Bằng.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Đà Nẵng. Trong ảnh: Công nhân Công ty Daiwa VN (Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng) hoàn thiện cần câu cá xuất khẩu Ảnh: đ.NAM

Có nhiều cải thiện

PCI hình thành ra sao?

Theo ông Trần Hữu Huỳnh - trưởng ban pháp chế VCCI, PCI không đo lường môi trường chính sách mà đo chất lượng điều hành thực tế của chính quyền các tỉnh thành mà DN cảm nhận được.

Gần 10.000 DN đã trả lời phiếu điều tra với chín lĩnh vực điều hành là sự thuận lợi khi gia nhập thị trường, khả năng tiếp cận đất đai, sự minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, dịch vụ hỗ trợ DN, đào tạo lao động và chất lượng các thiết chế pháp lý.

Theo chỉ số PCI, điều đáng mừng là năm 2009 số tỉnh nằm trong nhóm rất tốt, tốt, khá đều tăng; số tỉnh trong nhóm trung bình giảm mạnh, từ 34 xuống còn 10. Lĩnh vực được doanh nghiệp (DN) đánh giá cải thiện nhiều so với năm 2008 là sự thuận lợi khi gia nhập thị trường, khả năng tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chất lượng lao động và thiết chế pháp lý.

Tuy nhiên, tính minh bạch, chi phí không chính thức và tính năng động lại giảm điểm. Như vậy trong suy giảm kinh tế, DN vẫn phải chịu các chi phí không chính thức nhiều hơn. DN khẳng định phải có mối quan hệ mới tiếp cận được tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh...

Điều đáng lưu ý là trong chỉ số CPI năm nay, nhiều tỉnh thành lớn đã tụt hạng trong khi nhiều tỉnh kinh tế chậm phát triển hơn lại vươn lên. TP.HCM xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng năm 2008 thì 2009 tụt xuống thứ 16. Hà Nội từ vị trí 31 cũng tụt xuống thứ 33.

Theo đánh giá nỗ lực của các địa phương thì đáng lưu ý Cà Mau, Điện Biên, Long An lại có điểm số cao nhất, tạo được nhiều chuyển biến tích cực cho DN. Hà Nội nằm trong top 10 địa phương có cải thiện nhưng ít nhất. TP.HCM thì không cải thiện, đứng thứ 9 trong 28 tỉnh thành thụt lùi về chất lượng điều hành kinh tế.

Theo phương pháp tính mới, trong năm 2009 chi phí gia nhập thị trường tại TP.HCM từ 8,11 xuống 7,9 điểm, chi phí không chính thức từ 6,19 điểm xuống 5,16 điểm. Điểm số về tính minh bạch và trách nhiệm, tiếp cận đất đai cũng bị đánh giá giảm...

TP.HCM xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng năm 2008 thì 2009 tụt xuống thứ 16. Hà Nội từ vị trí 31 cũng tụt xuống thứ 33.

Thủ tục thuế bị kêu nhiều nhất

Năm nay nhóm khảo sát chỉ số PCI còn thăm dò ý kiến của DN về đề án 30 - cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Điều bất ngờ là mới có 42% DN biết đến đề án này.

Khi được hỏi năm thủ tục hành chính phiền hà nhất, DN thống nhất thủ tục thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước là phiền hà nhất. Tiếp theo là thủ tục đất đai, các giấy phép kinh doanh, thủ tục xây dựng và thủ tục vay vốn. Nhưng có 47% DN cho biết các công việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục hành chính đã giảm trong hai năm qua.

Nhiều DN khẳng định rất quan ngại triển vọng trong tương lai do các sự kiện kinh tế thường nằm ngoài kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách và bản thân các chính sách được đưa ra cũng có sự quan ngại. Nhóm nghiên cứu cho rằng sự rõ ràng, công bằng trong chính sách sẽ tác động lớn đến quyết định đầu tư của DN.

Trung ương phải vào cuộc

Sau khi công bố chỉ số PCI, VCCI đã tổ chức buổi tọa đàm cải thiện môi trường kinh doanh cho lãnh đạo các tỉnh. Một số tỉnh thứ hạng thấp hoặc ít có chuyển biến đã không tham dự. Nhiều tỉnh khẳng định vẫn khó có thể hành động nếu cơ chế chính sách trung ương không thay đổi.

Theo ông Phạm Văn Ca - phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, giải quyết vấn đề về đất cho DN rất khó, đặc biệt là khi thu hồi đất ngoài khu công nghiệp. Theo ông Ca, đang tồn tại mâu thuẫn giống kiểu có nhà mới cấp hộ khẩu, muốn cấp hộ khẩu đòi phải có nhà khi nhiều nơi đòi DN phải có dự án thì mới được xin đất, nhưng muốn có dự án nhiều nơi lại đòi phải có đất trước. Theo ông Ca, Thái Bình đã phải gỡ bằng cách cứ có dự án được chấp nhận đầu tư thì cho đặt vấn đề thuê đất.

Bà Trần Thị Đẹp, phó giám đốc Sở KH-ĐT An Giang, nói thẳng ngoài địa phương, trung ương cũng phải rà soát các văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất, đặc biệt là về đất đai. Ngoài ra, việc chính sách trung ương thay đổi quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến điều hành địa phương.

“Chúng tôi có phần mềm đăng ký kinh doanh qua mạng cho DN nhưng các biểu mẫu trên áp xuống thay đổi hoài, phần mềm từ “khỏe” thành lỗi đã ảnh hưởng đến việc phục vụ DN”. Theo bà Đẹp, ngoài địa phương, trung ương cũng phải vào cuộc để DN được thuận lợi hơn trong kinh doanh.

                                                                           Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục