Tết Nhảy, nét văn hóa độc đáo của dân tộc Dao ở Hòa Bình.

Tết Nhảy, nét văn hóa độc đáo của dân tộc Dao ở Hòa Bình.

(HBĐT) - Là một huyện vùng cao của tỉnh, huyện Đà Bắc có cảnh sắc núi non hùng vĩ, nơi cư trú của các dân tộc Mường, Tày, Thái với những bản sắc độc đáo. Những tiềm năng du lịch văn hoá, sinh thái đó đang bước đầu được đánh thức, mở ra cơ hội phát triển cho miền sơn cước này.

 

Miền đất hùng vĩ, giàu bản sắc

 

Huyện Đà Bắc có diện tích trên 820 km2 thì diện tích rừng chiếm gần 37%. Lá phổi xanh rộng lớn cùng với độ cao 560 m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ. Những đỉnh núi cao trập trùng được tô điểm thêm các thác nước tung bọt trắng xoá. Cánh đồng bậc thang tầng tầng lớp lớp như dẫn bước ta lên đến “cổng trời”. Hồ sông Đà mênh mang, làn nước uốn lượn theo những dãy núi. Một bức tranh sơn thuỷ hữu tình chinh phục lòng lữ khách phương xa. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh rộng trên 5.000 ha thuộc các xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum... là khu rừng nguyên sinh ẩn chứa bao điều ký thú, độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Nơi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng với thảm thực vật phong phú. Trong rừng còn có nhiều loại cây gỗ và động vật quý. Chinh phục được đỉnh Pu Canh với độ cao 1.373 m là bạn đã đến được “nóc nhà” của tỉnh Hoà Bình. Những điểm đến như suối Láo, hang Mưa, hang xóm Sưng tại xã Cao Sơn; động Hương Lý (xã Tu Lý); rừng, núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương tại xã Hiền Lương… cũng là những địa chỉ hứa hẹn hấp dẫn du khách.

 

Sống chan hoà cùng thiên nhiên hùng vĩ là những cư dân dân tộc Tày, Thái, Mường chân thật, mộc mạc và mến khách. Họ còn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống từ nhà ở, trang phục đến các lễ hội. Tiêu biểu như Tết Nhảy, lễ Tập Tĩnh của người Dao; lễ hội xuống đồng, mừng cơm mới của người Mường, người Tày... Điểm du lịch văn hoá, tâm linh động Thác Bờ được công nhận Di tích cấp quốc gia là một điểm nhấn trong tuyến du lịch Hồ Hoà Bình thuộc xã Vầy Nưa. Du khách cũng có thể tìm hiểu lịch sử cách mạng tại căn cứ Hiền Lương -Tu Lý, căn cứ Mường Diềm, đội Du kích Toàn Sơn hay khám phá những di chỉ khảo cổ tại hang Hủi (xã Hiền Lương), hang Dơi (xã Vầy Nưa), hang Oi Luông (xã Tiền Phong)...

 

Đánh thức tiềm năng

 

“Chưa tương xứng với tiềm năng” - Đó là nhận xét của anh Đinh Xuân Thuỷ, cán bộ phụ trách du lịch thuộc Phòng VH-TT&DL huyện về việc khai thác tiềm năng du lịch, góp phần phát triển kinh tế của huyện Đà Bắc. Năm 2009, toàn huyện đón 15.488 lượt khách, trong đó có 15.425 lượt khách trong nước, 63 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt trên 930 triệu đồng. Tuy nhiên, khách chủ yếu là đến Đền Bờ. Du lịch mới chỉ tạo việc làm cho 19 lao động trực tiếp. Các cơ sở lưu trú, vui chơi, giải trí, hội nghị còn thiếu. Cơ sở vật chất như điện, đường, nước, số lượng, chất lượng lao động du lịch còn kém. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Các dự án đầu tư trên địa bàn còn mang tính nhỏ lẻ.

 

Để khai thác tiềm năng phát triển du lịch, huyện Đà Bắc đã xây dựng Quy hoạch tổng thể du lịch huyện giai đoạn 2006 – 2020. Trong đó, đánh giá tài nguyên, hiện trạng du lịch của huyện và đưa ra quy hoạch, các giải pháp thực hiện. Đồng thời kêu gọi một số dự án ưu tiên đầu tư. Đầu tháng 11/2009, UBND tỉnh đã đồng ý cho Công ty CP Du lịch Hoà Bình mở tour du lịch đi bộ 4 ngày 3 đêm tuyến TP Hoà Bình – Pu Canh – vùng hồ Hoà Bình qua các bản dân tộc Mường, Tày, Dao. UBND huyện mới đây cũng đã đồng ý để Công ty CP Đầu tư du lịch hồ sông Đà đầu tư dự án Khu du lịch thiên nhiên hoang dã Robinson tại đảo Sung, xã Tiền Phong. Dự án có vốn đầu tư dự kiến 52,5 tỉ đồng trên diện tích 50 ha. Công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch một cách rộng rãi đã được huyện quan tâm, xúc tiến hơn. Đây là những bước đi đột phá ban đầu nhằm đánh thức những tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn.

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục