Doanh nghiệp ngành tài chính, bất động sản ồ ạt lên sàn và chạy đua phát hành cổ phiếu để tăng vốn khiến thị trường chứng khoán thừa nguồn cung, sức hấp dẫn của nhiều cổ phiếu giảm mạnh
Gần đây, rất nhiều công ty đua nhau lên sàn. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp (DN) thuộc hai lĩnh vực tài chính và bất động sản cũng rục rịch chuẩn bị niêm yết. Trước hiện trạng này, một số chuyên gia tài chính nhận xét: Sàn chứng khoán đã thực sự biến thành kênh huy động vốn của các DN.
Nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trong bối cảnh các doanh nghiệp chạy đua lên sàn. Ảnh: H.Thúy
“Nóng” bất động sản
Các cổ phiếu ngành bất động sản thường được chú ý. Nhiều cổ phiếu đã đĩnh đạc ở nhóm blue-chips. Ngày 18-1, trong lúc bảng điện tử trên sàn giao dịch chứng khoán ở TPHCM và Hà Nội đỏ rực thì hai cổ phiếu mới chào sàn là Sao Mai - An Giang (ASM) và Fideco (FDC) tăng điểm khá, nhờ hoạt động của công ty có liên quan đến bất động sản.
Cụ thể, mã ASM tăng trần 20% và mã FDC tăng gần 8% dù thị trường đang giảm mạnh. Trong vài ngày tới, sàn chứng khoán TPHCM sẽ chào đón một mã cổ phiếu được đánh giá là “đại gia” trong ngành bất động sản, đó là Coteccons với giá chào sàn dự kiến đến 95.000 đồng/cổ phiếu.
Chuyện lên sàn với giá cao hoặc tăng trần liên tục của cổ phiếu ngành bất động sản, xây dựng đã trở nên quen thuộc. Trước đây, những cổ phiếu như VPH, VNI... cũng từng có hơn chục phiên tăng trần. Gần đây, mã DXG của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh dù là “lính mới” trên sàn nhưng cũng đã liên tục tăng trần, được nhà đầu tư chú ý vì có hình thức PR cổ phiếu khá “nóng”: Ưu tiên bán nền dự án và giảm giá 2% - 5% cho nhà đầu tư nào sở hữu từ 10.000 cổ phiếu DXG trước ngày công bố dự án. Công ty Đất Xanh cũng phát hành cổ phiếu tăng vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản.
Bầu sữa của DN
Theo thông tin chúng tôi nắm được, trong năm 2010, hàng loạt công ty bất động sản, chứng khoán và ngân hàng sẽ lên sàn. Với áp lực tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng, nhiều ngân hàng có thể xem sàn chứng khoán là “bầu sữa” để hút vốn. Các công ty chứng khoán cũng cần vốn lớn để mở rộng hoạt động và tăng tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Theo TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tin học và Ứng dụng kinh tế, việc các DN tranh thủ niêm yết lên sàn chứng khoán để huy động vốn là phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế. Khi đã lên sàn, tình hình hoạt động của công ty sẽ minh bạch hơn vì được kiểm soát, nhà đầu tư cũng yên tâm hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những dự án hay hoạt động kinh doanh của các công ty đã lên sàn đều tốt và hiệu quả. Với những công ty bất động sản phát hành tăng vốn để đầu tư vào dự án cụ thể, nhà đầu tư cần xem xét tính hiệu quả của dự án và hiệu quả sử dụng đồng vốn. “Nếu bạn không dám đầu tư vào dự án bất động sản nào đó thì đừng nên bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty chủ đầu tư dự án đó” - ông Đinh Thế Hiển khuyên.
Tăng vốn điều lệ luôn là áp lực đối với DN, cũng là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm khi mua cổ phiếu. Bởi với dòng vốn lớn, áp lực tìm kiếm lợi nhuận sẽ cao. Và khi nhiều công ty lên sàn, ồ ạt phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì sự pha loãng cổ phiếu sẽ xảy ra khiến sức hấp dẫn của cổ phiếu giảm đi.
Với sự vào cuộc ồ ạt của nhiều DN như đã nói trên, thị trường chứng khoán sắp tới sẽ có nhiều nguồn cung và khả năng bội thực cổ phiếu rất dễ xảy ra. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ hơn để “chọn mặt, gửi vàng”.
Theo Báo NLĐ
Mạng tin EMFIS (Ðức) cuối tuần qua nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2009 đã tăng trưởng mạnh, song lạm phát vẫn cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh khi bước vào các phiên giao dịch đầu năm 2010. Chỉ số VN-Index ngày 14-1 tăng lên 534 điểm và từ đầu năm đến nay đã tăng gần 8%, mức tăng cao nhất tại châu Á.
Mức tăng giá mạnh nhất, đến 200% tới đây thuộc về những chủng loại địa lan phổ biến như xanh thơm, tím hột… Trong khi đó những loại quý hiếm và đắt giá như cam lửa, vầng trăng (còn được gọi là hoàng lan và đỏ lửa) mức tăng thấp hơn chút ít.
Mạng tin EMFIS (Ðức) cuối tuần qua nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2009 đã tăng trưởng mạnh, song lạm phát vẫn cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh khi bước vào các phiên giao dịch đầu năm 2010. Chỉ số VN-Index ngày 14-1 tăng lên 534 điểm và từ đầu năm đến nay đã tăng gần 8%, mức tăng cao nhất tại châu Á.
Thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), từ đầu năm 2009 đến nay, ngành Thuế TP đã cấp mã số thuế cá nhân cho hơn 1,77 triệu người lao động và hộ kinh doanh cá thể. Được biết, đến nay số lượng người chưa được cấp mã số thuế trên địa bàn TP còn rất lớn.
(HBĐT) - Tối ngày 16/1, tại sân vận động huyện Mai Châu, UBND huyện phối hợp với Công ty Quảng cáo thương mại và Hội chợ quốc tế tổ chức khai trương Hội chợ Thương mại – Văn hoá Mai Châu xuân 2010. Hội chợ có trên 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với quy mô 140 gian hàng, gồm nhiều chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.717 công trình thuỷ lợi các loại. Trong đó có 1.249 công trình đã được đầu tư xây dựng kiên cố bằng các nguồn vốn. Còn lại 468 công trình bai, đập tạm bằng cọc tre hoặc xếp đá. Tương ứng với các công trình đó, trên địa bàn tỉnh có 2.985 km kênh mương tưới, tiêu các loại, góp phần đảm bảo phục vụ tưới chủ động cho 70-75% diện tích lúa và một phần diện tích trồng màu.