Kinh tế rừng được xác định là thế mạnh của Phúc Tiến, 100% hộ dân trong xã tham gia trồng rừng, hộ trồng nhiều đến 30 ha.
(HBĐT) - Từ khi tuyến đường Bãi Nai - Vai Réo được hoàn thành đưa vào sử dụng, đường về xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn đã thuận lợi hơn nhiều. Nhân dân trong xã đã tận dụng lợi thế về giao thông, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó, thế mạnh là phát triển kinh tế rừng.
Đồng chí Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm gần đây, kinh tế rừng của xã phát triển tương đối mạnh, đồng đều ở các xóm. Toàn xã có 384 hộ, sinh sống tại 4 xóm, hầu hết các hộ dân đều tham gia trồng rừng. Hộ trồng nhiều đến 30 ha, hộ ít cũng có khoảng 1 ha. Theo kế hoạch, năm 2009, toàn xã trồng 60 ha rừng, nhưng thực tế đã trồng 80 ha, vượt kế hoạch 20 ha. Năm 2008 đã trồng 135 ha, vượt kế hoạch 35 ha. Đến nay, khoảng 15% số hộ trồng rừng đã cho thu hoạch sau 1 chu kỳ. Kinh tế từ rừng cho thu nhập cao, vượt trội đã thúc đẩy các hộ tích cực tham gia trồng rừng.
Với điều kiện sản xuất chính là nông, lâm nghiệp, chưa có ngành nghề phụ, nhân dân xã Phúc Tiến đã tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Cùng với 140 ha diện tích cấy 2 vụ, bà con tích cực đưa cây màu vào sản xuất như ngô, sắn, khoai lang, rau đậu các loại. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như chị Đinh Thị Liệu, cán bộ phụ nữ xã đã đầu tư phát triển mô hình kinh tế tương đối toàn diện. Trong khuôn viên quanh nhà, chị đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Từ việc nuôi lợn nái bản địa đã cho nguồn thu đáng kể. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng rừng, chăn nuôi bò. Hay mô hình của hộ anh Đinh Văn Đạt, hội viên nông dân xã tham gia trồng hơn 20 ha keo, nuôi 3 con lợn nái bản địa, chăn nuôi gà… tạo kinh tế gia đình ổn định.
Đầu năm 2009, số hộ nghèo trong toàn xã chiếm khoảng 15%, đến cuối năm, qua số liệu điều tra đã giảm còn 12% hộ nghèo, không còn hộ đói. Với tiêu chí xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, trang bị được phương tiện, đồ dùng sinh hoạt đầy đủ, có thu nhập, tỷ lệ hộ giàu trong xã đã chiếm khoảng 25%, 35% hộ có kinh tế khá. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7 triệu đồng/năm. Toàn xã có 85% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, xóm Mon nhiều năm liền đạt làng văn hoá. Năm 2009, xóm Đoàn Kết 1 được công nhận làng văn hoá. Các gia đình chính sách được quan tâm, chăm lo, thể hiện đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc.
Đời sống kinh tế ổn định là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động văn hoá - thể thao phát triển. Năm 2007, câu lạc bộ dân ca - dân vũ được thành lập với 12 hội viên, đến nay phát triển lên 18 hội viên. Trong các buổi sinh hoạt không chỉ có thành viên CLB tham gia mà nhiều người dân cùng đến dự, tập luyện cùng CLB. Qua đó, các làn điệu hát ru Mường, hát đang, hát đúm được duy trì và truyền tiếp cho thế hệ trẻ, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
(HBĐT) - Năm 2009, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và thiên tai có những diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, tỉnh ta vẫn duy trì ổn định mức tăng trưởng 4,14%, sản lượng lương thực cả năm đạt 33,7 vạn tấn.
(HBĐT) - Năm 2009, huyện Đà Bắc đầu tư xây dựng 4 công trình mương nội đồng tại xã Tu Lý và Mường Chiềng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 2,3 tỷ đồng. Cho đến thời điểm này, cả bốn công trình đã được nghiệm thu đưa vào phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân năm 2010.
Mạng tin EMFIS (Ðức) cuối tuần qua nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2009 đã tăng trưởng mạnh, song lạm phát vẫn cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh khi bước vào các phiên giao dịch đầu năm 2010. Chỉ số VN-Index ngày 14-1 tăng lên 534 điểm và từ đầu năm đến nay đã tăng gần 8%, mức tăng cao nhất tại châu Á.
Mức tăng giá mạnh nhất, đến 200% tới đây thuộc về những chủng loại địa lan phổ biến như xanh thơm, tím hột… Trong khi đó những loại quý hiếm và đắt giá như cam lửa, vầng trăng (còn được gọi là hoàng lan và đỏ lửa) mức tăng thấp hơn chút ít.
Mạng tin EMFIS (Ðức) cuối tuần qua nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2009 đã tăng trưởng mạnh, song lạm phát vẫn cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh khi bước vào các phiên giao dịch đầu năm 2010. Chỉ số VN-Index ngày 14-1 tăng lên 534 điểm và từ đầu năm đến nay đã tăng gần 8%, mức tăng cao nhất tại châu Á.
Thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), từ đầu năm 2009 đến nay, ngành Thuế TP đã cấp mã số thuế cá nhân cho hơn 1,77 triệu người lao động và hộ kinh doanh cá thể. Được biết, đến nay số lượng người chưa được cấp mã số thuế trên địa bàn TP còn rất lớn.