Nông dân xóm Đan Phượng, xã Dân Hoà tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Nông dân xóm Đan Phượng, xã Dân Hoà tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Nhiều năm nay, tổ sản xuất chổi chít xuất khẩu của gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn đều đặn tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương và trên 30 lao động theo thời vụ với mức thu nhập bình quân 800.000 – 1.500.000 đồng/người/tháng.

 

Đây là một trong ba cơ sở sản xuất chổi chít đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn xã Mông Hoá. Bản thân chị chủ nhà, sau 5 năm làm công ăn lương và nhận thức được giá trị kinh tế thuyết phục của nghề này đã quyết định vay vốn ngân hàng để đầu tư mở xưởng. “Tích tiểu thành đại”, cơ ngơi khang trang mà vợ chồng chị hiện có là thành quả xứng đáng của 10 năm chuyên tâm gắn bó với nghề. Chị Nguyễn Thị Hải cho biết: “Đối với nông dân ít ruộng như chúng tôi, ưu điểm lớn nhất của nghề làm chổi chít là có thể tranh thủ được lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, càng nhiều việc thì bà con càng đỡ vất vả, cuộc sống nhờ đó mà bớt nặng nề”. 

 

Theo Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Thái, nghề làm chổi chít tuy mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng tạo được sức hút đối với người dân địa phương, nhất là trong thời điểm nông nhàn. Hiện, số lao động làm việc thường xuyên tại ba cơ sở sản xuất chổi chít xuất khẩu khoảng trên 400 người, thu nhập ổn định ở mức 800.000 – 1.500.000 đồng/người/tháng. Trên địa bàn huyện, chổi chít đã trở thành một trong những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn, với sản lượng bình quân 10 triệu chiếc/năm, xuất khẩu đều đặn sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, các mặt hàng truyền thống khác như vật liệu xây dựng, may mặc, đồ mộc dân dụng… đã khẳng định được vị thế trên thị trường nội tỉnh và bắt đầu vươn ra các thị trường rộng lớn hơn, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận nông dân, cải thiện đáng kể diện mạo nông nghiệp – nông thôn của huyện.

 

Trong lộ trình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ Hoà Bình về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015, huyện Kỳ Sơn đặc biệt chú trọng định hướng thu hút đầu tư nhằm chuyển đổi ngành nghề nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, huyện chủ trương huy động mọi nguồn lực để phát triển nghề phụ tại các địa bàn khó khăn như xã Độc Lập, xã Yên Quang… Đồng thời, xúc tiến thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các xã Mông Hoá, Trung Minh, Phú Minh, Dân Hoà… Mục tiêu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 39% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 22%. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có hơn 40 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã và hơn 1.700 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của ngành đạt trên 210 tỷ đồng, chiếm 37,8% cơ cấu kinh tế. Sự chuyển mình đáng khích lệ của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giảm tải áp lực cho công tác giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Bằng chứng là trong năm đã có gần 1.000 lao động địa phương được tạo việc làm mới, hơn 1.200 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn, mức thu nhập bình quân toàn huyện đạt 11,4 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, huyện Kỳ Sơn đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sử dụng quỹ đất sạch để sẵn sàng chào đón các dự án đầu tư, với tổng diện tích dự kiến khoảng 600 ha, chưa kể diện tích dành cho các dự án trồng rừng và hơn 500 ha dự kiến dành cho dự án phát triển Thành phố đa năng Crystal đang được UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Sự tích cực vào cuộc của chính quyền địa phương đang tạo cho Kỳ Sơn một sức sống mới để vững vàng hội nhập và phát triển.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Huyện uỷ Kỳ Sơn khẳng định: Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là định hướng xuyên suốt, đồng thời là động lực chính giúp huyện Kỳ Sơn thực hiện bước đột phá về chất trong phát triển KT-XH. Chính vì vậy, những năm tiếp theo, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư với tinh thần sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp để cùng doanh nghiệp tìm kiếm những nguồn lợi thoả đáng cho cả hai bên. Mặt khác, sẽ chủ động khai thác những lợi thế sẵn có như vị trí địa lý, khoáng sản, lao động… để biến lợi thế thành sức mạnh nội lực, tạo thế đứng vững chắc cho huyện nhà trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá./.

                                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục