Các doanh nghiệp trong tỉnh được hỗ trợ lãi suất vốn vay đã duy trì ổn đỉnh sản xuất, kinh doanh
(HBĐT) - Năm 2009 được đánh giá là năm nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên, tỉnh ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển
Để ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế và không để lạm phát cao trở lại, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã nhanh chóng chuyển chính sách tài chính, tiền tệ từ thắt chặt sang thực hiện chính sách tài chính tích cực, linh hoạt, thận trọng, đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế và kiềm chế được lạm phát.
Mặc dù phải thực hiện nhiều giải pháp miễn, giảm các khoản thuế, chính sách tài chính và ngân sách, tăng chi cho kích thích tăng trưởng để góp phần thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm, phục hồi kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội nhưng nhờ những giải pháp phù hợp, thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên đạt 1.080 tỷ đồng, bằng 214% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 135% Nghị quyết HĐND tỉnh.
Căn cứ Nghị quyết 30 của Chính phủ, chúng ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằm phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế, kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nhân dân, nâng cao sức cạnh trạnh của sản phẩm, của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Triển khai áp dụng mức hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm, thực hiện từ tháng 4 đến hết tháng 12/2009 cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh; tổng dư nợ cho vay thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất khoảng 5.400 tỷ đồng, tăng 30,7% so với năm 2008. Chính sách hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng của Chính phủ cũng đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Đã có 48.358 khách hàng được vay hỗ trợ lãi suất với số tiền là 25,91 tỷ đồng, dư nợ lãi suất đạt 1.958,7 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Hoà Bình tích cực thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đến nay đã bảo lãnh cho 3 dự án kinh doanh với tổng mức vốn được bảo lãnh là 51,86 tỷ đồng (đã giải ngân 10,3 tỷ đồng), tuy số lượng chưa lớn nhưng là sự mở đầu quan trọng, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế rất cần thiết này. UBND tỉnh chỉ đạo phân bổ và kiểm tra, giám sát thực hiện chặt chẽ các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tranh thủ vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn tín dụng phát triển để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hoá; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn. Đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn được sự hỗ trợ của Chính phủ, của UBND tỉnh đã vượt qua được khó khăn trước mắt, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh, duy trì hoạt động và tạo thêm việc làm.
Trong điều kiện khó khăn, việc tăng được vốn đầu tư toàn xã hội là rất có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài. Vốn đầu tư tăng thêm, thủ tục đầu tư, xây dựng có bước được cải tiến, nhất là sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản đã tạo thêm xung lực mới cho tăng trưởng. Số lượng dự án đầu tư vào tỉnh và doanh nghiệp đăng ký vẫn tăng trong năm 2009, cho thấy, tuy chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhưng tỉnh đã từng bước hoàn thiện và ngày càng tạo được môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Các giải pháp tổng hợp trên đã góp phần ngăn chặn được đà suy giảm, giúp các doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động; 351 doanh nghiệp mới và văn phòng đại diện được thành lập, tạo thêm trên 15 nghìn việc làm. Giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại một cách ổn định khoảng 22,2%. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng từ 6,5% năm 2008 tăng lên 16% năm 2009. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng khoảng 11,3%. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 10,95% (Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh 10,5%).
Bước sang năm 2010, Mục tiêu tỉnh đặt ra là phục hồi và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các năm tiếp theo; nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển; chủ động phòng ngừa lạm phát; bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo... Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, tỉnh đã xây dựng một số giải pháp, trong đó tập trung vào việc cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh bằng các giải pháp linh hoạt, hiệu quả. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Tập trung qui hoạch, đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các KCN theo quy hoạch được duyệt để thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Tăng cường đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt tranh thủ hỗ trợ của Trung ương, phối hợp với thành phố Hà Nội để đầu tư xây dựng đường Láng Hoà Lạc - Thành phố Hoà Bình; nâng cấp quốc lộ 12B, quốc lộ 21; đường 12B và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tăng cường vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư có trọng điểm hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng thương mại, du lịch là động lực để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh.
Tập trung triển khai kịp thời vốn trái phiếu Chính phủ và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn, các nguồn hỗ trợ mục tiêu của Chính phủ; Chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển hạ tầng đô thị và vùng kinh tế động lực: Thành phố Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - huyện Lương Sơn và các dự án trọng điểm của tỉnh để chào mừng đại hội đảng bộ các cấp; Tạo điều kiện thực hiện nhanh các thủ tục để thu hút vốn đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn vào tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động và tăng thu ngân sách Nhà nước.
Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các cơ chế, chính sách tín dụng; thông tin kịp thời chính sách tín dụng, ưu đãi vay phát triển ngành nghề nông thôn; tạo thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để thực hiện biện pháp kích cầu đầu tư.
(HBĐT) - Thị trường những ngày giáp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc là thời điểm sôi động nhất trong năm. Sức mua, lượng hàng hóa tiêu thụ lớn với nhiều chủng loại, mặt hàng phong phú, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ tết như bánh kẹo, mứt tết, rượu bia, thuốc lá...
5 phiên giao dịch liên tiếp trong đầu tháng 2.2010, thị trường chứng khoán đã chứng kiến dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) chảy vào thị trường mạnh mẽ.
Dịch vụ dọn nhà ngày Tết đang vào cao điểm phục vụ. Hiện tại, nhiều đơn vị đã kín lịch, đơn đặt hàng dài đến tận ra giêng.
Giá vàng có thể tụt xuống khoảng 800 USD/ounce - Tom Winmill - Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của Quỹ Midas Fund nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn Bloomberg.
Cùng với những người trồng mai và đào đang gặp những bất lợi do ảnh hưởng thất thường của thời tiết những ngày áp tết, người dân các xã Đại Thịnh, Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) - nơi được coi là "vựa hoa" mới và lớn nhất của thủ đô cũng đang lâm vào cảnh trăm hoa thi nhau nở trước giờ G.
(HBĐT) - Nhiều năm trước, đối với nhiều bà con ở vùng cao huyện Đà Bắc thì việc sản xuất vụ đông là chuyện xa lạ. Sau khi thu hoạch vụ mùa thì nhiều người đã tính đến chuyện “nghỉ ngơi” để ăn Tết. Ít người nghĩ đến chuyện tận dụng đất làm vụ đông.