Nhiều hộ dân ở xóm Hương Lý, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc xác định trồng rau vụ đông là nguồn thu nhập chính của gia đình.
(HBĐT) - Nhiều năm trước, đối với nhiều bà con ở vùng cao huyện Đà Bắc thì việc sản xuất vụ đông là chuyện xa lạ. Sau khi thu hoạch vụ mùa thì nhiều người đã tính đến chuyện “nghỉ ngơi” để ăn Tết. Ít người nghĩ đến chuyện tận dụng đất làm vụ đông.
Ông Đinh Văn Khuyến, Chủ tịch UBND xã Tu Lý cho biết: Từ ngày huyện chuyển về đây thì người dân đã trồng rau đông. Họ không chỉ trồng để dùng trong gia đình mà trồng rau mà còn cung cấp cho thị trường trong huyện. Hiện, mỗi hộ gia đình có ít nhất 100 m2 trồng rau, cả xã có trên 10 ha. Trong đó, 2/3 số hộ trồng rau chuyên nghiệp để bán ra thị trường. Có hộ cho thu nhập từ 10-20 triệu đồng/năm. Một số hộ điển hình trồng rau ở xóm Kim Lý như gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Thiết, Cấn Văn Thanh… Không chỉ cung cấp cho thị trường các xã, thị trấn huyện Đà Bắc nhiều hộ tìm hường cung cấp rau xanh ra thành phố Hòa Bình. Ở các xóm Tày Măng, Kim Lý các hộ tận dụng hết diện tích lúa trồng 2 vụ để trồng rau. Nhiều hộ xác định bỏ trồng lúa sang trồng rau và xác định đây là nguồn thu nhập chính trong gia đình.
Theo kế hoạch, vụ đông năm nay cả huyện Đà Bắc sản xuất 60 ha nhưng qua khảo sát thì diện tích rau, đậu vụ đông năm nay trồng được cao hơn kế hoạch. Kể cả những diện tích được trồng nhỏ lẻ trong vườn để ăn. Trong những năm qua, sản xuất vụ đông được bà con ở nhiều xã đem lại thu nhập như trồng bắp cải, su hào, cà chua, bí ở xã Tu Lý; khoai tây, đậu tương ở Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo và Tu Lý. Nhiều xã đã xác định vụ đông là vụ quan trọng tạo ra thu nhập, việc làm và cải thiện đời sống cho bà con.
Theo ông Vũ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc thì tiềm năng đất đai để trồng rau đông là rất lớn. Cả huyện có gần 1.000 ha lúa cấy hai vụ nên có thể tận dụng sản xuất vụ đông. Nhưng nhiều năm nay, diện tích trồng vụ đông của huyện không tăng nhiều. Chủ yếu là diện tích lúa ở vùng cao bà con thường bỏ không. Sau khi trồng xong vụ lúa mùa ít hộ gia đình trồng rau đông. Nếu trồng bà con trồng rau ra tự tiêu dùng không bán ra thị trường. Mặt khác, thị trường tiêu thụ rau ở Đà Bắc hẹp chỉ cần diện tích vừa đủ. Nếu muốn bán thì phải mang ra thành phố Hoà Bình.
Ông Xa Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Hầu hết diện tích ruộng lúa 2 vụ bà con không trồng rau vụ đông. Lý do là do địa hình xã đất dốc nên những diện tích đất cấy lúa thường bị đọng nước nên khó trồng được rau vụ đông.
Do vậy, giải pháp để tăng diện tích rau đông ở Đà Bắc cần tăng diện tích trồng củ như khoai tây, đậu tương, cà chua. Những sản phẩm này có thể tiêu thụ lâu dài và hướng đến thị trường rộng.
Việt Lâm
Nhiều người tiêu dùng “chê” chợ, đến siêu thị để mua hàng hóa có bao bì, nhãn mác. Giá một số mặt hàng thực phẩm tại các chợ đang tăng
VN có đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn để đưa vụ kiện tôm ra WTO và đủ căn cứ để chứng minh Mỹ ra các quyết định không phù hợp, vi phạm quy tắc WTO
(HBĐT) - Nhiều năm nay, tổ sản xuất chổi chít xuất khẩu của gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn đều đặn tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương và trên 30 lao động theo thời vụ với mức thu nhập bình quân 800.000 – 1.500.000 đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Đồng ruộng xã Trung Bì, huyện Kim Bôi bao đời nay được biết đến là một vùng khó canh tác, quanh năm người dân chỉ biết độc canh 2 vụ lúa. Vài năm trở lại đây, Trung Bì đã quyết tâm làm cuộc “cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng được những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
Tròn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều đã học được cách chống đỡ với các cú sốc, nhưng có thể nhận thấy, vẫn còn những lĩnh vực chưa phát triển đúng với tiềm năng.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị phương án khung giá cước đi máy bay nội địa hạng phổ thông. Theo đó, mức giá đề xuất cho chặng bay nội địa Hà Nội - TPHCM sẽ tăng lên khoảng 2 triệu đồng/chiều.