Petrovietnam là doanh nghiệp có nhiều hoạt động M&A trong năm 2009
Năm 2009, trong khi hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên thế giới sụt giảm mạnh, hoạt động M&A tại Việt Nam lại gia tăng đáng kể về số lượng. Hoạt động này được dự báo sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay.
Theo Thomson Reuters, tập đoàn chuyên cung cấp số liệu M&A trên thế giới, năm 2009 hoạt động M&A tại Hoa Kỳ giảm 22%, khu vực Đông Nam Á giảm 38% nhưng tại Việt Nam lại tăng 77% với khoảng 200 thương vụ, giá trị hơn 1,1 tỷ USD. Trong đó ngành công nghiệp chiếm 25%. Kế đến ngành năng lượng 17%, ngành tài chính 12%, hàng tiêu dùng 7%. Đây là con số hết sức bất ngờ, bởi cho đến nửa đầu năm 2009, các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn khá trầm lắng. Nhưng trong những tháng cuối năm, các hoạt động này trở nên sôi động với hàng loạt thương vụ đình đám. Nổi bật là HSBC Insurance Holding Limited ký thỏa thuận tăng tỷ lệ nắm giữ tại Tập đoàn Bảo Việt từ 10% lên 18% với giá trị trên 105 triệu USD.
Cùng lúc, Taipei Funbon Commerical Bank, nhà cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại có trụ sở tại lãnh thổ Đài Loan, mua lại các ngân hàng chi nhánh của Chifon Commerical Bank tại Việt Nam với giá 78,1 triệu USD.
Trước đó, Asian Pulp and Paper Corporation Limited có trụ sở tại Anh mua lại 51% cổ phần tại CTCP Bột giấy Phương Nam với giá trị 15 triệu USD. CTCP Vincom mua lại 44,25% cổ phần của CTCP Địa ốc Hoàng Gia với giá 885 tỷ đồng. Premier Oil PLC của Anh tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại block 12W dự án khai thác dầu Nam Côn Sơn từ 28,13% lên 51,13%. Tập đoàn sản xuất thép có trụ sở tại Hàn Quốc Posco mua lại 90% cổ phần trong Asian Stainless Corporation, công ty sản xuất và phân phối phôi thép không gỉ có trụ sở tại Việt Nam với giá trị 50 triệu USD. Hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) ký thỏa thuận nâng tỷ lệ sỡ hữu tại Tổng công ty cổ phần Bia rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco) từ 16% lên 30%. Tập đoàn truyền thông Ogilvy & Mather mua lại cổ phần chi phối trong T&A Communications, một doanh nghiệp truyền thông hàng đầu tại Việt Nam.
Những ngày cuối năm 2009, các thương vụ M&A tiếp tục diễn ra ráo riết với sự kiện House Foods Corporation, công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu của Nhật Bản, ký thỏa thuận đầu tư 20 triệu USD vào Tập đoàn Masan bằng việc mua lại 9 triệu cổ phiếu của Masan với giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
Mới nhất là thương vụ sáp nhập giữa CTCP Xi măng Hà Tiên 1 và CTCP Xi măng Hà Tiên 2, giá trị ước đạt khoảng 133 triệu USD. Jardine Cycle & Carriage Ltd của Singapore tăng tỷ lệ nắm giữ của mình tại Công ty TNHH Ô tô Trường Hải từ 23,4% lên 29,2% với giá trị ước tính 29 triệu USD. CTCP Mirae công bố sáp nhập với CTCP Mirae Fiber thông qua giao dịch hoán đổi cổ phiếu với giá trị tương đương 10,4 triệu USD. Securitas AB của Thụy Điển mua 49% cổ phần của Công ty Dịch vụ bảo vệ Long Hải với giá trị tương đương 4,9 triệu USD.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là doanh nghiệp có nhiều hoạt động M&A nhất trong năm 2009. Điển hình là việc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) mua lại Cảng Hòn La từ chính quyền tỉnh Quảng Bình. Ngay sau đó, PTSC còn công bố kế hoạch sáp nhập với Công ty Xây dựng giàn khoan (cũng trực thuộc Petrovietnam) và mua lại Cảng Nghi Sơn từ chính quyền tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, trong tháng 11, một nhóm nhà đầu tư, trong đó có Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam công bố kế hoạch mua lại 9% cổ phần (tương đương 13,5 triệu cổ phần) của CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Một góc cảng Hòn La |
Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC, Michael Geoghegan, cho biết giá trị vốn đầu tư tăng thêm của HSBC tại Bảo Việt đã thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng dài hạn của Bảo Việt nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung. Đây là hoạt động nằm trong chiến lược đầu tư vào các thị trường đang tăng trưởng nhanh trên thế giới.
Theo nhận định của Pricewaterhouse Cooper (PWC), tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn hàng đầu thế giới, các thương vụ M&A trong tất cả các ngành nghề sẽ tiếp tục gia tăng do doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng và tìm kiếm cơ hội để sử dụng dòng tiền nhàn rỗi. Trên hết, việc Chính phủ Việt Nam vừa công bố khởi động lại tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ đưa đến những thương vụ sáp nhập lớn, đầy bất ngờ trong năm 2010.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình M&A tại thị trường Việt Nam, Avalue Việt Nam, tổ chức chuyên về các lĩnh vực tư vấn kinh doanh, định giá mua bán, sáp nhập và quan hệ nhà đầu tư tại Việt Nam, cho rằng sự trỗi dậy của khu vực kinh tế tư nhân, sự đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một thị trường 86 triệu dân, là những động lực phát triển của Việt Nam. Các yếu tố kể trên đang góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.
Theo SGGP
(HBĐT) - Năm 2009 được đánh giá là năm nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên, tỉnh ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển
Năm 2009, cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, gắn bó chặt chẽ với các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), một tập đoàn kinh tế xương sống của đất nước, Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) đã định hướng vượt qua khó khăn bằng các biện pháp đột phá, đổi mới từ nội bộ, phát huy mức cao nhất nội lực để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
Thị trường Tết năm nay xuất hiện nhiều loại bánh, trái lạ, đẹp mắt để chưng, đãi tiệc, trong đó được chú ý nhiều nhất là dưa hấu thỏi vàng, bưởi hồ lô...
Giá vàng thế giới trên thị trường châu Á vào đầu giờ sáng 8/2 đang quay đầu tăng trở lại nhưng không như mong đợi cho dù tâm lý hoảng loạn, bán tháo không còn phổ biến như trong hai phiên cuối tuần.
Ngày 7-2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ “Trao cúp thương hiệu uy tín- sản phẩm chất lượng vàng được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn năm 2010” cho 70 doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực: dịch vụ, phân phối, sản xuất tiêu dùng… trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó top Thương hiệu uy tín, sản phẩm, dịch vụ chất lượng vàng là 15 đơn vị, Top Thương hiệu bền vững: 25 doanh nghiệp và Top Thương hiệu triển vọng: trên 30 doanh nghiệp.
(HBĐT) - Thị trường những ngày giáp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc là thời điểm sôi động nhất trong năm. Sức mua, lượng hàng hóa tiêu thụ lớn với nhiều chủng loại, mặt hàng phong phú, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ tết như bánh kẹo, mứt tết, rượu bia, thuốc lá...