Cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng VN đang có những kết quả tốt đẹp
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” giờ đây đã trở thành một chủ trương được nhiều ngành tham gia. Điều này khích lệ doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và kích thích tinh thần yêu nước cũng như ý thức dân tộc.
Từ tinh thần chấn hưng nội hóa
Cách đây đúng một thế kỷ từng có một cuộc vận động tương tự. Đầu thế kỷ 20 nước ta là thuộc địa của Pháp. Tinh thần dân tộc bị đè nén, người Việt đã noi gương người Ấn phát động cuộc vận động, ngõ hầu kích thích tinh thần yêu nước và hỗ trợ doanh nhân người Việt bước đầu xác lập vị thế còn non trẻ của mình trong nền kinh tế thuộc địa.
Ở Ấn Độ, người dân bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “bất bạo động” của người lãnh đạo tinh thần là Thánh Gandhi phát động một cuộc tẩy chay hàng hóa của nước Anh đang cai trị người Ấn.
Nhưng ở nước ta, cuộc vận động lại theo hướng rất cổ điển “Ta vể ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” mà không hề động chạm đến đối tượng chèn ép trực tiếp là giới chủ thực dân và những chính sách thuộc địa.
Chính những nhà Duy tân đã nhận ra điều ấy. Cụ cử Lương Văn Can, vị thục trưởng Đông Kinh nghĩa thục đã khởi xướng “đạo làm giàu” phê phán thói “khinh hàng nội hóa”, sùng tín hàng ngoại của cả dân chúng lẫn doanh nhân (quả chuối to hơn thì gọi là chuối Tây, quả táo to hơn thì gọi là táo Tàu…)
Cụ cho rằng giới doanh nhân phải thay đổi tập tính, phải học hỏi kỹ năng kinh doanh của thiên hạ để phát triển một cách căn cơ. Cụ Phan Châu Trinh cũng cổ xúy hàng nội hóa bằng cách chế ra trang phục cho mình là bộ Âu phục, nhưng được may bằng loại đũi nổi tiếng của xứ Quảng để chứng minh hàng nội vẫn đủ chất lượng theo kịp thời trang hiện đại của thiên hạ.
Tinh thần chấn hưng nội hóa này đã mang lại một phong khí cho các doanh nghiệp Việt. Để cạnh tranh cho các hãng của cả Tây lẫn Tàu trên lĩnh vực vận tải đường song, ông Bạch Thái Bưởi không chỉ đóng tàu mới mà còn đặt cho con tàu của mình những cái tên làm phấn chấn lòng người như Bạch Đằng, Đinh Tiên Hoàng…
Bạch Thái Bưởi - Doanh nhân tiêu biểu của tài kinh doanh và lòng yêu nước
Hãng tàu của ông chủ họ Bạch cấp miễn phí bánh giò cho khách điểm tâm, để cạnh tranh với bánh bao trên những con tàu của người Hoa hay bánh mì của người Tây. Rồi ông còn sáng tác những bài ca từ giới thiệu công ty và lịch trình các chuyến tàu để gánh hát xẩm quảng bá nơi đầu chợ cuối song…
Hồi ấy, dường như không ai đề ra khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt”.
Rồi chúng ta còn biết đến Nguyễn Sơn Hà, một doanh nhân Hải Phòng, khi đưa ra sản phẩm các loại sơn hóa chất đã lấy thương hiệu “Résistanco” như gửi gắm vào đó sức đề kháng không chỉ của một loại sơn chống lại sự “xâm thực” của thiên nhiên, mà còn chống lại sự chèn ép của hàng ngoại, và thành đạt trên trường kinh doanh…
Không chỉ là sự chiếu cố
Hàng Việt ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng.
Với cuộc vận động hiện nay, người ta có thể ghi nhận, phản ứng từ cả hai phía. Người tiêu dùng luôn đòi hỏi quyền được sử dụng những sản phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng. Còn những nhà sản xuất chân chính cũng mong muốn sự lựa chọn của khách hàng phải là sự tự nguyện căn cứ vào sản phẩm chứ không phải chỉ sự chiếu cố.
Có một thực tế là lâu nay các nhà sản xuất luôn hướng ngoại coi đó là thị trường không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) mà còn là tiêu chí cho đẳng cấp sản phẩm, thương hiệu chính mình.
Chỉ cần nhìn vào mẫu mã, kiểu dáng hay bao bì, câu chữ trình bày trên sản phẩm đủ thấy các doanh nghiệp có phần nào coi nhẹ khách hàng, đồng bào mình. Thị trường của một quốc gia có số dân đông đứng thứ 13 trên thế giới có phần bị bỏ ngỏ cho hàng kém chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng ngoại và hàng nhái, hàng giả, gây tổn hại cho cả người tiêu dùng và lợi ích quốc gia…
Và đương nhiên trong thời đại hội nhập này chẳng thể đưa ra chủ trương “người Việt chỉ dùng hàng Việt”. Phải chăng vì thế mà phải dùng hai chữ “ưu tiên”?
Mới đây, tôi được dự lễ kỷ niệm của một doanh nghiệp thành đạt trong ngành sản xuất các loại nước giải khát. Doanh nghiệp này từng tài trợ cho giới trẻ Việt Nam chinh phục ngọn núi Everest cao nhất thế giới. Tiếp tục cuộc phấn đấu của mình, doanh nghiệp này đã đưa ra lập luận: Còn gì cao hơn đỉnh Everest? Chỉ có thượng đế. Mà trong kinh doanh thì “khách hàng là thượng đế”.
Vậy thì “chinh phục khách hàng” chính là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Từ ý tưởng ấy, phải chăng các doanh nghiệp chúng ta hãy tiếp cận chủ trương “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” bằng mục tiêu phấn đấu “Hàng Việt chinh phục người Việt”, thậm chí “Hàng Việt ưu tiên chinh phục người Việt”?
Theo DanTri
Rất đông khách du lịch nước ngoài đã chọn Huế làm điểm đến nhân dịp Tết Canh Dần. Trong các ngày từ 30 đến mồng ba Tết âm lịch, các khách sạn hạng sang từ 3 đến 5 sao như Hương Giang, Century... có công suất sử dụng buồng phòng đạt 40-60%.
Theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tết Canh Dần 2010, tuy sức mua tăng và giá một số loại thực phẩm tươi sống, chủ yếu là ở hệ thống chợ, có tăng hơn ngày thường, nhưng do lượng hàng hóa dồi dào, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có nhiều giải pháp quản lý, nên nhìn chung, giá cả hàng hóa và dịch vụ dịp Tết tương đối bình ổn. Ðó là cố gắng lớn của các cấp, các ngành và hệ thống chính trị cả nước trong việc thực hiện chăm lo Tết cho nhân dân, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc thu xếp vốn cho các dự án điện trong Quy hoạch điện VI, mục tiêu trước mắt và cấp bách hiện nay của ngành điện là phải đưa các dự án nguồn điện đang xây dựng vào đúng tiến độ dự kiến, bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Năm 2010, thị trường tài chính còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải phù hợp với giai đoạn mới. Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, phóng viên Báo NLĐ đã phỏng vấn PGS – TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
Khi sương mai còn lẩn khuất, ông mặt trời chưa kịp nhô khỏi dãy núi mờ xa, người Tày, người Mường, người Dao nơi vùng cao Đà Bắc đã theo nhau xuống chợ. Chợ vùng cao những ngày giáp Tết lao xao tiếng nói, cười, kẻ bán, người mua tấp nập. Chẳng kém gì chợ Tết dưới xuôi, các chợ vùng cao từ Cao Sơn, Tân Minh, đến Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng đầy ắp hàng hoá, đặc biệt là không thiếu những sản vật của núi rừng...
Giá vàng thế giới đêm qua trên sàn New York bất ngờ tăng ở mức mạnh nhất trong ba tháng qua do lo về vấn đề nợ của Hy Lạp suy giảm đã kéo đồng USD sụt giảm so với Euro.