Đầu tiên là tỉ giá USD liên ngân hàng, kế đó là giá xăng, rồi giá điện được điều chỉnh tăng so với mức cũ.

Và, mới đây, lãi suất cho vay ngân hàng cũng thêm biến động đã khiến cho hàng loạt doanh nghiệp (DN) không khỏi lo lắng, khi mà sản xuất - kinh doanh của các DN gần như lệ thuộc hoàn toàn vào việc tăng - giảm từ những lĩnh vực kể trên...

Kinh doanh giảm sút


Dễ thấy nhất là những nhà sản xuất và nhập khẩu ôtô. Bà Huỳnh Thị Kim Loan - phụ trách kinh doanh tại Cty Toyota LTK (TPHCM) – cho biết: “Chỉ trong 3 tháng vừa qua, ngành ôtô phải đối mặt với  2 lần tăng tỉ giá USD/VND và tăng thuế trước bạ - VAT trở lại mức cũ. Sự tăng giá dồn dập này làm cho giá thành xe bán ra tăng chóng mặt. Thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về khách hàng, sau đó là DN.

Đơn cử, một chiếc Corolla Altis 2.0 - trước tháng 11.2009 có giá 671,9 triệu VND. Tỉ giá USD/VND tăng lần 1, chiếc xe đội giá  697,5 triệu đồng; thuế trước bạ - VAT tăng lại mức cũ, chiếc xe lên giá 730,8 triệu đồng. Và, kể từ tháng 3.2010, khi giá USD là 19.100VND/1USD, thì giá chiếc xe trên đã tăng lên 754,5 triệu đồng. Không còn cách nào khác, DN buộc phải tăng giá sản phẩm cho phù hợp, dù biết rằng khách hàng thua thiệt, mà bản thân DN cũng không vui vẻ gì, bởi doanh số bán ra giảm hẳn so với 5 tháng trước đây”. 

Tương tự, việc tăng tỉ giá USD như hiện nay, dẫn tới hiện tượng khan hiếm USD, cũng làm cho hàng loạt DN vận tải hàng hải bề bộn khó khăn.

Ông Phan Thế Hùng – GĐ Cty TNHH giao nhận T&H – tâm sự: “Khi ký hợp đồng giao nhận hàng từ cách đây nhiều tháng là giá USD. Tuy nhiên, tỉ giá USD tăng 3% (600 đồng/1USD), đối tác không thể nào mua đủ USD, nên trả tiền cho chúng tôi bằng VND, theo giá ngân hàng niêm yết. Cầm trong tay hàng tỉ VND, song chúng tôi chẳng cách nào mua được USD từ ngân hàng để giao cho các đối tác là hãng tàu nước ngoài. Hiện các Cty giao nhận hàng hoá quốc tế rất khó khăn”.

Từ áp lực giá USD tăng vọt, đẻ ra bao nhiêu hệ lụy cho những DN giao nhận hàng hoá. Ông Phí Tấn Dũng – GĐ Cty TNHH Du Dũng – cho biết: “Lợi dụng khó khăn trên, có không ít DN ra điều kiện, nếu khách hàng trả bằng USD sẽ được Cty giao nhận cho hưởng giá gốc khi thuê vận chuyển  hàng hoá. Nếu trả bằng tiền VND, chi phí thuê sẽ tăng từ 10 – 15%. Phần tăng này, được Cty giao nhận lý giải là bù đắp cho mua USD ngoài chợ đen để thanh toán cho hãng tàu quốc tế”.

Hiện trạng trên - thật ra - khiến cho khách hàng là những Cty xuất nhập khẩu hàng hoá và Cty giao nhận chẳng vui vẻ gì. Nói như ông Phí Tấn Dũng, “đó chỉ là phương cách... “chòi đạp” của các DN trong bối cảnh tăng giá hiện nay mà thôi”.

Chòi đạp thế nào?


Ngoài ra, việc giá xăng và giá điện vừa được Chính phủ cho tăng giá cũng khiến cho không ít DN sản xuất  lo âu.

Ông Phan Kế Lợi – Phó Tổng GĐ Cty Thái Bình (Bình Dương) – cho rằng: “Giá xăng và giá điện tăng đều tác động xấu đến tuyệt đại đa số DN sản xuất. Bởi giá xăng và giá điện tăng, đồng nghĩa chi phí đầu vào tăng vọt”.

Tại DN của ông Lợi, 2 “cái tăng” này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng khoảng 10%; nhưng DN vẫn cắn răng chịu đựng, không lấy bất kỳ đồng nào từ thu nhập của hàng ngàn CN để bù vào. Về lâu dài, với những DN xuất khẩu da - giày như Thái Bình, cần phải có sự chia sẻ khó khăn từ những đối tác đặt hàng ở nước ngoài.

Theo ông Cao Tiến Vị - Tổng GĐ Cty cổ phần giấy Sài Gòn – áp lực tăng giá nhiều mặt nêu trên đã buộc Cty không thể không tăng giá sản phẩm. Ngay từ đầu tháng 3.2010, Cty cổ phần giấy Sài Gòn đã bắt đầu kế hoạch tăng giá sản phẩm bán ra thị trường. Hiện tượng tăng giá sản phẩm ngoài thị trường đang được khá nhiều DN sản xuất bắt đầu thực hiện kể từ tháng 3.2010.

Theo ông Nguyễn Mạnh Đức – GĐ Cty TNHH thực phẩm Cityfood: “Không DN nào có thể gồng gánh mãi, không tăng giá đầu ra, một khi mọi chi phí đầu vào đều tăng đồng loạt như hiện nay”.

Ông Đức cho biết, nếu như trước đây, khi nhập khẩu một lô hàng thịt gà từ nước ngoài về, chi phí vận chuyển chỉ khoảng 1.500USD, thì nay phải là 2.000USD/container. Chưa kể lúc nhập kho lạnh, giá điện tăng như bây giờ, thử hỏi giá thành trên mỗi kilôgram thực phẩm đến tay người tiêu dung bị đội giá chóng mặt tới bao nhiêu?

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, trước tình hình tăng giá hiện nay, chắc chắn sẽ làm cho không ít DN lao đao. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, các DN phải làm gì, “chòi đạp” như thế nào trong cơn lốc tăng giá, để có thể đứng vững và tồn tại?

Ông Bùi Thế Hùng - Tổng GĐ Cty cổ phần giày Khải Hoàn – cho rằng: “Không còn cách nào khác là phải... tiết kiệm. Tiết kiệm chi tiêu những cái không cần thiết, tiết kiệm điện, tiết kiệm nhân lực sao cho hợp lý v.v... thì may ra bù đắp phần gia tăng ngoài ý muốn của DN. Bằng không, sẽ là những khó khăn không tính xuể, nếu DN không có một kế hoạch căn cơ giảm thiểu chi phí đầu vào”.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác

Lãnh đạo tỉnh tham gia Hội nghị trực tuyến
Quyết định số phận hạt lúa cho nông dân sản xuất là
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tăng trưởng GDP quý I/2010 sẽ cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2009

Đây là dự báo được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh 2 tháng đầu năm của nền kinh tế, cũng như những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2009 – 2010

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 2/2010, toàn tỉnh đã cơ bản cấy xong diện tích lúa chiêm xuân với diện tích trên 16.000 ha. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài nên có 1.122 ha đất lúa bị hạn, 1.390 ha lúa đã cấy bị hạn.

Năm 2010 sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo

Ngày 2-3, tại TP Long Xuyên (An Giang), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội nghị tổng kết xuất khẩu gạo năm 2009 và triển khai mua lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân 2009-2010.

Những vấn đề cần quan tâm khi cho vay trung và dài hạn với lãi suất thỏa thuận

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn và có hiệu lực từ ngày 26-2-2010. Ðiều đó có nghĩa là ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung và dài hạn

Người tiêu dùng thêm gánh nặng chi tiêu

Đúng như dự đoán, bước sang thời điểm ngày 1.3, hàng loạt mặt hàng trên thị trường bắt đầu tăng giá. Người tiêu dùng thêm gánh nặng chi tiêu bởi đợt tăng giá này lại diễn ra đối với một số mặt hàng thiết yếu như gas, sữa, sắt thép, điện, chi phí vận chuyển…

Bùng nổ cuộc đua lãi suất

Đây không phải là đua tăng lãi suất huy động vốn mà có thể là cuộc so kè giảm lãi suất cho vay để tìm đầu ra. Bởi, nếu giữ lãi vay cao, doanh nghiệp sẽ né khiến ngân hàng ôm vốn. Để giảm được lãi suất cho vay, giải pháp của các ngân hàng là giảm lãi suất tiết kiệm

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục