Từ mối lợi trước mắt, chỉ cần gạt đất bốc quặng lên bán là có ngay tiền tỷ, chủ mỏ và không ít người có điều kiện tìm mọi cách tận thu quặng là điều dễ hiểu. Nhưng còn lý do khác, khiến số mỏ khai thác ở các địa phương mở ra như nấm, chính là cơn "khát" nguồn thu để đầu tư phát triển.
Khi nhà quản lý "nhẹ tay" với sai phạm
Tại tỉnh Thái Nguyên, ngay sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên, cũng như lựa chọn những chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu. Mặt được, là từ năm 2008 đến tháng 11/2009, các đơn vị hoạt động khoáng sản đã nộp ngân sách số tiền 223,35 tỷ; đóng phí bảo vệ môi trường 43,605 tỷ đồng; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 48,994 tỷ.
Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản đã thu hút trên 3.500 lao động tại địa phương nơi có mỏ; bổ sung cho địa phương làm đường giao thông, xây nhà văn hóa, trường học… trên 33 tỷ đồng.
Các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Ninh Thuận… cũng tạo được nguồn thu đáng kể từ các hoạt động khai thác khoáng sản như thế.
Một điểm khai thác khoáng sản trái phép ở Bắc Cạn. |
Vì quá thiếu nguồn thu khiến không ít địa phương có phần buông lỏng trong cấp phép và "nhẹ tay" với hành vi vi phạm. Trong cuộc thanh tra mới đây, cơ quan Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra việc UBND tỉnh Nghệ An cấp 19 giấy phép khai thác tận thu khoáng sản sai quy định, không đúng vị trí được bàn giao tận thu. Trong đó, có 8 điểm mỏ đá trắng và 11 điểm mỏ thiếc; có tới 129 giấy phép khai thác khoáng sản được ban hành cho 121 doanh nghiệp vào các khu vực chưa có quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi có phép, nhiều doanh nghiệp không đủ thủ tục pháp lý vẫn tiến hành khai thác. Kết quả là để xảy ra hiện tượng lãng phí tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động (như năm 2008 xảy ra 12 vụ, làm chết 29 người).
Đặc biệt, sự buông lỏng quản lý hoạt động khoáng sản sau cấp phép đã để nhiều doanh nghiệp chuyển nhượng quyền khai thác mỏ sai quy định. Như trường hợp UBND tỉnh ra quyết định cho phép Công ty Bình Minh chuyển nhượng quyền khai thác mỏ đá cho Công ty Thanh Thành Đạt, thu 220 triệu đồng; Công ty Phúc Hằng chuyển nhượng quyền khai thác mỏ cho Công ty Thăng Long, thu 487 triệu. Trong đó, có vụ chuyển nhượng mỏ trị giá tài sản trên 15 tỷ nhưng doanh nghiệp không khai báo, không làm thủ tục và nộp thuế chuyển nhượng theo quy định.
Sự buông lỏng quản lý đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo vệ môi trường. Cán bộ Thanh tra chỉ ra, trong tổng số 213 điểm mỏ phải ký quỹ phục hồi môi trường, thì đến thời điểm thanh tra mới có 99 điểm mỏ ở Nghệ An ký quỹ này. Số còn lại không ký quỹ nhưng vẫn tiến hành khai thác đã không chỉ vi phạm Luật Khoáng sản, mà còn bao hệ lụy khác xảy ra.
Chính vì thế từ năm 2003 đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi 69 giấy phép khai thác khoáng sản, thì có tới 41/69 điểm mỏ chưa làm thủ tục đóng cửa mỏ, không phục hồi môi trường chỉ với lý do: Các doanh nghiệp này trước đây không ký quỹ, vì thế, không có kinh phí để hoàn thổ, phục hồi môi trường theo quy định!
Nhiều kẽ hở pháp lý, hành vi tư lợi hoành hành
Khi trực tiếp xuống hiện trường, tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới tình trạng lợi dụng khai thác mỏ trái phép như hiện nay, hầu hết cán bộ Công an, cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở các địa phương đều chung một nhận xét: Việc thẩm định, cấp phép trao quyền khai thác mỏ cho các đơn vị thời gian qua có phần tràn lan.
Để phát huy tính chủ động của địa phương, Luật Khoáng sản quy định UBND tỉnh có quyền cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản, nhưng trên cơ sở thẩm định đúng pháp luật, đúng đối tượng và hiệu quả. Trên thực tế, nhiều địa phương chạy theo việc cấp phép nhưng còn xem nhẹ khâu thẩm định, nên mới xảy ra những việc làm đáng tiếc như ở Nghệ An hay một số địa phương nêu trên.
Nhìn lại việc cấp phép, trong tổng số 49 giấy phép hoạt động về khoáng sản mà tỉnh Thái Nguyên ban hành từ đầu năm 2008 đến tháng 11/2009, chỉ có 7 giấy do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp, còn lại đều do tỉnh cấp. Một số địa phương có quặng cũng theo xu thế này, kể cả khoáng sản thông thường như đá xây dựng.
Thuế tài nguyên thấp cũng là kẽ hở không nhỏ dẫn đến các doanh nghiệp đổ xô vào khai thác đang được trình sửa đổi luật. Nhưng còn việc cấp phép, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại thuộc thẩm quyền của UBND cấp Bộ, tỉnh và cấp huyện. Khâu này đang tạo ra cơ chế "xin-cho" rất phức tạp.
Trung tá Phạm Văn Thế - Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an tỉnh Thái Nguyên nêu ví dụ: Có doanh nghiệp tháng trước trình giấy phép sản xuất kinh doanh tinh bột sắn, nhưng tháng sau khi phát hiện bắt giữ ôtô chở quặng, đã thấy trình ra giấy phép khai thác khoáng sản. Điều vô lý là doanh nghiệp này lấy nghiệp vụ đâu mà khai thác, tinh chế quặng… nhưng vướng giấy phép thì khó mà xử lý nghiêm được.
Trong Luật Khoáng sản quy định còn có nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn quy hoạch khoáng sản của tỉnh có, nhưng tỉnh chỉ được cấp phép khai thác, còn cấp phép thăm dò thì lại thuộc thẩm quyền của Bộ... Mới đây, một số doanh nghiệp xin Bắc Kạn cấp phép khai thác mỏ chì, kẽm. Vì đây là khoáng sản độc hại, nên nghị định của Chính phủ quy định phải có ý kiến của Chính phủ.
Vấn đề nảy sinh, là tỉnh có thẩm quyền cấp phép, mà trước khi cấp phép đã phải hoàn tất thủ tục đánh giá tác động môi trường, trong đó có giải độc do chất thải gây ra, thì việc xin ý kiến nữa có chồng chéo không? Bởi thế, doanh nghiệp nào xin phép nhanh thì một năm, còn lại phải từ hai đến ba năm mới xong thủ tục khai thác tài nguyên khoáng sản.
* Ông Trần Nguyên - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn góp ý: Sở dĩ việc cấp phép còn có phần lỏng lẻo bởi phần lớn tài nguyên khoáng sản không có số liệu điều tra, khảo sát thấu đáo, nên cũng khó xác định, khoanh vùng khi cấp phép cho rõ ràng. * Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã lên tiếng khi góp ý sửa đổi Luật Khoáng sản: "Bốn năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cấp có trên 100 giấy phép khai thác, nhưng các địa phương đã cấp tới hơn 4.000 giấy. Vì thế, cần phải nâng trần thuế lên mới ngăn chặn được kiểu khai thác ào ạt tài nguyên khoáng sản…". Việc buông lỏng khâu cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản chính là kẽ hở lớn nhất để hành vi tư lợi hoành hành trong thời gian qua. |
Theo CAND
(HBĐT) - Ngày 5/3, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
Để cung ứng điện đảm bảo cho cả nước, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện và lưới điện truyền tải năm 2010.
Chuyển sang lãi suất thỏa thuận là điều cần thiết. Vấn đề lãi suất hiện đang căng thẳng. Nếu "mở" thì sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao một cách không cần thiết và làm gia tăng nguy cơ lạm phát.
Tại cuộc họp giao ban báo chí vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết: mặc dù tháng 3 không là tháng Tết nhưng sẽ còn chịu nhiều tác động của yếu tố bất lợi. Việc tăng giá xăng ngày 21/3 sẽ tác động vào CPI khoảng 0,01%, tăng giá điện từ 1/3 sẽ tác động vào CPI 0,16%, ngoài ra tác động của giá sữa, giá thức ăn chăn nuôi…
Cần lấy tiêu chí chung được quốc tế thừa nhận về các tập đoàn kinh tế để đánh giá lại từ cách thức quản trị, hiệu quả thực hiện đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước trong DNNN hiện nay - TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, CIEM.
Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý, kinh doanh khí hóa lỏng (gas) có hiệu lực từ ngày 15-1-2010 nhưng thực tế vẫn chưa góp phần bình ổn được giá gas bán lẻ trong nước