Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng.

Chuyển sang lãi suất thỏa thuận là điều cần thiết. Vấn đề lãi suất hiện đang căng thẳng. Nếu "mở" thì sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao một cách không cần thiết và làm gia tăng nguy cơ lạm phát.

 

"Cho nên theo tôi, trước khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận thì chính sách tiền tệ phải đảm bảo thanh khoản thị trường ở mức hợp lý, để khối lượng tiền trong lưu thông đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng cũng như mục tiêu của lạm phát đã đề ra. Sau đó mới nên áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Còn hiện nay, theo tín hiệu chung của thị trường, nhiều chuyên gia đánh giá vẫn nên thực hiện áp dụng mức lãi suất bình thường vì nhiều DN vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Viết Ngoạn - trao đổi bên lề hội thảo về Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập sáng 4.3.

- Liệu NHNN trong ngắn hạn có nên tăng cung tiền trên thị trường mở để cải thiện thanh khoản cho các NH không, thưa ông?

- Tăng cung tiền trên thị trường mở chắc chắn sẽ cải thiện thanh khoản. Đó là công cụ tiền tệ thì NHTƯ phải thực hiện. Cũng có nhiều công cụ cùng lúc tác động trực tiếp tới khối lượng cung tiền như cùng lúc như bơm tiền ra, qua giá cả (lạm phát) thì NHNN phải linh hoạt áp dụng những công cụ này.

- Nhưng việc bơm tiền ra có mâu thuẫn với mục tiêu lạm phát không?

- Không hề mâu thuẫn. Bởi vốn bơm qua thị trường mở có hai khía cạnh. Khi thị trường đói vốn quá thì việc bơm tiền ra đáp ứng nhu cầu thanh khoản thông thường là chuyện hoàn toàn bình thường. Trừ khi lượng tiền bơm ra quá lớn. Khi đó, mới gây nên lạm phát.

Thứ hai là lượng tiền phải đảm bảo thanh khoản tối thiểu. Và tiền bơm ra chỉ giới hạn trong thời gian từ một đến hai tuần mà vừa qua Chính phủ cho phép giới hạn 28 ngày, tức là 4 tuần. Bơm tiền ra rồi hút tiền vào. Hoạt động này chỉ nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NH chứ không phải điều chỉnh lạm phát, cũng như không gây ra hiệu ứng lạm phát. 

- Tuy nhiên, nếu tăng cung tiền quá lớn thì có ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng 25% trong năm nay không, thưa ông?

- Đối với hạn mức tín dụng thì chúng ta phải nhìn nhận một điều là cả hai tháng vừa qua hạn mức tín dụng chỉ tăng hơn 1%. Nếu hạn mức tín dụng đang từ tốc độ của 11 tháng trong năm 2009 là gần 40% mà tụt xuống từ 9-10% là cú phanh quá gấp. 

Ông Vũ Viết Ngoạn.

- Có ý kiến cho rằng, hệ thống NH đang thừa khoảng 30.000 tỉ đồng vốn khả dụng. Tuy nhiên, điều này là không đồng đều, bởi có NH thừa nhưng vẫn có NH thiếu. Vậy theo ông, làm thế nào để điều hòa tình trạng này?

- Không nên dùng khái niệm thừa vốn khả dụng. Đo lường thế nào là thừa thanh khoản? Nếu dùng khái niệm thừa thanh khoản sẽ rất dễ hiểu lầm. Vì thế không nên dùng khái niệm thừa thanh khoản trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc thừa hay thiếu thì phải do chính các NHTM- người trực tiếp thực hiện nói mới biết.

Theo tôi, con số 30.000 tỉ đồng đó là số tiền dư so với số dự trữ bắt buộc cần thiết đòi hỏi. Tổng số dư dự trữ bắt buộc ví dụ khoảng 50.000 tỉ đồng mà con số bây giờ là 84.000 tỉ đồng, trừ đi 50.000 tỉ đồng  dự trữ bắt buộc, còn lại 34.000 tỉ đồng. Con số này nói là thừa thì không phải. Đây cũng chỉ là lượng tiền bình thường để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM.

- Với tình trạng nhiều NH thoải mái nguồn vốn trong khi có NH thiếu, trong đó thiếu cả các giấy tờ có giá để chiết khấu. Liệu có thể bỏ quy định không cho phép lấy vốn liên NH để cho vay?

- Việc cho vay giữa các NH là chuyện bình thường. Vốn càng luân chuyển tốt thì càng giúp chính sách tiền tệ  tốt hơn. Nên không có việc hạn chế hay cấm cho vay liên NH mà chỉ hạn chế về mặt kỹ thuật hệ số vốn cho vay của từng tổ chức tín dụng trên thị trường là bao nhiêu để đảm bảo độ an toàn; tức là từng tổ chức tín dụng phải quản lý thanh khoản cho tốt. Hiện nay, có một số tổ chức tín dụng hơi kém trong việc quản lý tín dụng, dẫn tới tình trạng khó khăn. Điều này ít nhiều lan sang NH khác đã đẩy lãi suất vay lên cao.

Theo tôi biết, NHNN đã điều hành thị trường linh hoạt hơn nên tình trạng căng thẳng đã giảm bớt. Chúng ta phải theo dõi thêm từ một đến hai tháng nữa. Bởi chính sách cũng có độ trễ. Tôi hy vọng là thanh khoản thị trường sẽ ổn định hơn.

- NHNN cho phép thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn, điều này có vi phạm Luật Dân sự?

- Bộ luật Dân sự hiện là vấn đề vướng đối với việc điều chỉnh lãi suất ở trên. Cho nên Quốc hội đã có nghị quyết về vấn đề này. Nghị quyết của Quốc hội cũng có giá trị tương đương luật, nên sẽ không có vấn đề gì cả. Chỉ có điều tới đây, khi xây dựng Luật NH và Luật các Tổ chức tín dụng thì sẽ chính thức thay đổi lại để đảm bảo tính pháp lý.

- Như vậy chi phí vốn vay của các doanh nghiệp sản xuất tăng lên?

- Hiện nay, lãi suất cơ bản là 8%. Vấn đề là tới đây lãi suất thương mại có tăng hay không thì còn phụ thuộc vào khối lượng tiền, phụ thuộc vào cung - cầu vốn. Lãi suất tăng lên đã góp phần làm giảm cầu vốn rồi. Thêm nữa, việc bỏ lãi suất hỗ trợ 4% và tăng lãi suất cơ bản thêm 1% nữa là tăng thêm 5%. Điều đó cũng góp phần làm giảm nhiệt cầu vốn rồi. Hiện nay, NHNN đang điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu hợp lý, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,5% và mục tiêu lạm phát ở mức 7%.

- Xin cảm ơn ông!

                                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục