Ngoài huy động vốn mới, NH hiện đang tìm cách giữ nguồn vốn cũ -
Thị trường tiền tệ xuất hiện tình trạng khách hàng có vốn lớn ép ngân hàng (NH) với mức lãi suất huy động cao dù trần lãi suất huy động là 10,5%.
Ngay sau khi lãi suất cho vay được "tháo trần", đặc biệt, lãi suất cho vay với cá nhân vọt lên mức 18% - 19%, hầu hết khách hàng không chấp nhận mức trần huy động 10,5% hiện nay và yêu cầu được thỏa thuận lãi suất tiền gửi. Ngày 5.3, một khách hàng có nguồn vốn 100 tỉ đồng đặt vấn đề với NH sẽ gửi kỳ hạn 3 tháng nhưng đòi được khuyến mãi với mức lãi suất lên đến 14%/năm. Trước đó vài ngày, một giám đốc NH cổ phần chi nhánh Q.4, TP.HCM, cho biết có khách hàng đề nghị sẽ gửi 100 tỉ đồng nhưng chào với mức lãi suất từ 14% - 15%/năm.
Để có thể hút được nguồn tiền, nhiều NH đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi tặng quà, tặng tiền lên cao. Thường quà tặng chiếm khoảng 30% lãi suất huy động. Dẫn đến mặt bằng lãi suất huy động bị “méo mó”.
Ngoài các chương trình khuyến mãi, một NH hiện đang tung ra chương trình giảm lãi suất vay từ 0,3% - 0,5%/năm cho doanh nghiệp (DN) nào trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản và tùy thuộc vào dịch vụ mà DN này sử dụng của NH. Chiêu giảm lãi suất cho vay này thực chất là huy động được nguồn vốn giá rẻ vì tài khoản không kỳ hạn lãi suất là 3,6%/năm, đồng thời NH còn bán được các sản phẩm khác như phát hành thẻ, cấp tín dụng thấu chi... và thu phí của các dịch vụ này
|
Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành kiểm tra và báo cáo tình hình khuyến mãi tiền gửi và thu phí cho vay tiền đồng của các NH. Theo một trưởng phòng huy động vốn, NH chi tiền mặt cho khách hàng khi gửi tiền nên rất khó mà phát hiện được vấn đề này. |
|
Như vậy có thể thấy, thực tế mặt bằng lãi suất huy động cũng đã được nâng lên một tầm mới. Chỉ có điều không công khai mà "lách" qua các chiêu thức khuyến mãi, tặng quà hay thỏa thuận ngầm giữa NH và khách hàng.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, vốn khả dụng của các NH trong tháng 1 dư thừa 13.000 tỉ đồng, hiện nay khoảng 30.000 tỉ đồng. Với các NH có vốn khả dụng dồi dào hầu hết không chấp nhận mức lãi suất huy động lên tới 14% - 15% theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có một số NH chấp nhận mức lãi suất huy động này vì thiếu thanh khoản.
Cũng do lãi suất huy động bị khống chế trần đã dẫn đến tình trạng dòng vốn từ các NH luân chuyển liên tục. Nhiều khách hàng gửi tiền tại NH này đã rút tiền gửi qua các NH có chương trình khuyến mãi tặng tiền dẫn đến nguồn vốn của nhiều NH cũng phập phù. Nếu như tình trạng này tiếp tục diễn ra thì mặt bằng lãi suất huy động thật sự của NH lên rất cao. Theo tổng giám đốc một NH cổ phần lớn, nguồn tiền huy động hiện nay đang khá “phập phù”, cứ luân chuyển liên tục. Khách hàng chỉ chọn gửi kỳ hạn ngắn nên ban điều hành của NH cũng không yên tâm với nguồn vốn huy động hiện nay. Chính vì nguồn vốn không được ổn định nên NH cũng khó ổn định nguồn vốn để cho vay.
Theo Báo Thanhnien
Chuyển sang lãi suất thỏa thuận là điều cần thiết. Vấn đề lãi suất hiện đang căng thẳng. Nếu "mở" thì sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao một cách không cần thiết và làm gia tăng nguy cơ lạm phát.
Tại cuộc họp giao ban báo chí vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết: mặc dù tháng 3 không là tháng Tết nhưng sẽ còn chịu nhiều tác động của yếu tố bất lợi. Việc tăng giá xăng ngày 21/3 sẽ tác động vào CPI khoảng 0,01%, tăng giá điện từ 1/3 sẽ tác động vào CPI 0,16%, ngoài ra tác động của giá sữa, giá thức ăn chăn nuôi…
Cần lấy tiêu chí chung được quốc tế thừa nhận về các tập đoàn kinh tế để đánh giá lại từ cách thức quản trị, hiệu quả thực hiện đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước trong DNNN hiện nay - TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, CIEM.
Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý, kinh doanh khí hóa lỏng (gas) có hiệu lực từ ngày 15-1-2010 nhưng thực tế vẫn chưa góp phần bình ổn được giá gas bán lẻ trong nước
Việc giảm giá bán lẻ các mặt hàng dầu hôm 3.3 của TCty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giới chuyên môn nhận định là động thái tích cực nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá của nhiều loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.
Đầu tiên là tỉ giá USD liên ngân hàng, kế đó là giá xăng, rồi giá điện được điều chỉnh tăng so với mức cũ.