Hôm nay 9-3, tại khuôn viên Trường Đại học An Giang sẽ diễn ra hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) năm 2010. Hội chợ đánh dấu bước ngoặc 10 năm quan hệ hợp tác giữa TPHCM và tỉnh An Giang (2000-2010) trong việc chăm lo thị trường nội địa, vận động phát triển hàng Việt, xúc tiến thị trường Campuchia. Đây chính là thành quả lớn nhất sau 10 năm hợp tác của 2 địa phương.
Sau 4 năm thực hiện chương trình bình chọn HVNCLC gắn với việc tổ chức hội chợ HVNCLC tại TPHCM thành công vang dội, năm 2000, một hội chợ về hàng Việt có quy mô lớn nhất tại An Giang đã diễn ra. An Giang đã trở thành địa bàn chiến lược để thực hiện mục tiêu kép: đưa hàng Việt “bám rễ” tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn là làm bàn đạp để thâm nhập thị trường Campuchia cùng các nước tiểu vùng Mekong. Đây là một trong những nội dung của bản ký kết hợp tác kinh tế giữa TPHCM và tỉnh An Giang từ 10 năm trước.
Năm 2001, song song với hội chợ, một đoàn đại biểu của TPHCM và An Giang đã sang Campuchia để tìm hiểu thị hiếu của người dân, cụ thể hơn là xem vị trí của hàng Việt đứng ở đâu tại thị trường này. Đồng thời đặt quan hệ hợp tác kinh tế với Chính phủ Campuchia và riêng 2 tỉnh láng giềng là Tà Keo và Kandal.
Năm 2002, lần đầu tiên, hàng Việt Nam chất lượng cao đã được quảng bá và xuất hiện tại thị trường Campuchia. |
Kết quả của chuyến đi đã được đánh dấu qua việc, lần đầu tiên UBND TPHCM tổ chức hội chợ HVNCLC tại thủ đô Phnôm Pênh vào năm 2002. Cùng với việc tổ chức định kỳ hội chợ tại An Giang, hội chợ HVNCLC hàng năm tại Campuchia đã chính thức mở ra một thập niên cho hàng Việt tại đây. Nói cách khác, nói đến chặng đường thâm nhập thị trường Campuchia của hàng Việt không thể không nhắc đến vai trò của sự hợp tác giữa TPHCM và tỉnh An Giang.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM cho biết: “Bây giờ nhớ lại tôi vẫn thấy “gan cùng mình”. Bởi lẽ vào thời điểm năm 2000 khi thị hiếu sính hàng Thái, hàng Trung Quốc… còn rất phổ biến trong đại đa số người tiêu dùng đồng bằng sông Cửu Long và kim ngạch xuất nhập khẩu giữa VN - Campuchia mới chỉ đạt 170 triệu USD, thì mục tiêu của hội chợ HVNCLC đặt ra là vô cùng khó khăn. Thế nhưng, những thành quả đã đạt được cho thấy, nếu chúng ta có sự đồng lòng giữa lãnh đạo và DN, sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh thành thì hàng Việt chắc chắn sẽ có chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mạnh”.
Là một trong những DN rất “chung thủy” với chuỗi hội chợ HVNCLC, ông Lê Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) cho rằng, An Giang là nơi thành công nhất trong các hội chợ mà Casumina tham gia. Nguyên nhân chính, hội chợ không chỉ dành riêng cho người tiêu dùng trong nước, bạn hàng tại các chợ biên giới của 2 nước cũng tham gia “đánh” hàng với số lượng rất lớn.
Trong 10 năm đó, Casumina đã mở rộng thị trường tại An Giang. Từ An Giang công ty giao nhà phân phối của Casumina tại tỉnh này mở sang thị trường Campuchia. Bước đầu chỉ bán hàng, sau này, khi số lượng đơn hàng lớn đã thành lập riêng nhà phân phối. Hiện nay sức cạnh tranh của Casumina tại Campuchia rất lớn, doanh thu đạt khoảng 4 triệu USD/năm.
Không riêng Casumina, nhiều DN cũng từ hội chợ này đã thiết lập được hệ thống phân phối ngày càng bài bản. Số lượng các hợp đồng ký kết và doanh số bán hàng tăng mạnh. Tại hội chợ đầu tiên năm 2002, mới chỉ có 105 DN tham dự với 230 gian hàng thì đến năm 2005 tăng lên 600 gian hàng với 200 DN, doanh số bán hơn 20 tỷ đồng. Cho đến năm 2008 là 160 DN với trên 600 gian hàng, doanh số bán hàng tại hội chợ 37 tỷ đồng. Các DN tiếp tục mở thêm 215 điểm phân phối, đại lý mới, cùng với 143 bản ghi nhớ và 78 hợp đồng được ký kết trong sáu ngày diễn ra hội chợ. Hơn 95% DN dự hội chợ đã thiết lập được mạng lưới phân phối tại TP Long Xuyên.
Bà Vũ Kim Hạnh nhìn nhận, sau 10 năm, năng lực và vị thế của các DNVN đã tốt hơn trước. Song không vì thế chúng ta được phép lơ là sự nghiệp hỗ trợ hàng Việt, nhất là trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng. Hội chợ HVNCLC tại tỉnh An Giang năm 2010 là dịp ôn lại chặng đường 10 năm đã qua, đồng thời đánh dấu sự khởi động cho giai đoạn phát triển mới của hội chợ HVNCLC với những hoạt động cụ thể ủng hộ cho hàng Việt như chương trình “Chuyến xe hàng Việt”; gặp gỡ các nhà phân phối đến từ 2 tỉnh Tà Keo và Kandal; tổ chức diễn đàn người tiêu dùng với sữa Việt Nam…
Hội chợ tại An Giang lần này sẽ được truyền thông mạnh mẽ đến người tiêu dùng Campuchia nhằm chuẩn bị cho hội chợ HVNCLC tại Phnôm Pênh vào tháng 4-2010
Theo SGGP
Hàng chục nghìn lao động phổ thông “Nam tiến” không có tiền về quê ăn Tết, và đến nay đã gần hết tháng Giêng nhưng hàng chục nghìn người khác đang không muốn trở lại các KCN, KCX đang làm. Miền Nam không còn là “miền đất hứa” với lao động phổ thông?
Các mạng điện thoại di động đang đua nhau đưa ra rất nhiều đợt giảm cước quy mô lớn ngay từ đầu năm
Từ mối lợi trước mắt, chỉ cần gạt đất bốc quặng lên bán là có ngay tiền tỷ, chủ mỏ và không ít người có điều kiện tìm mọi cách tận thu quặng là điều dễ hiểu. Nhưng còn lý do khác, khiến số mỏ khai thác ở các địa phương mở ra như nấm, chính là cơn "khát" nguồn thu để đầu tư phát triển.
Hàng loạt chi phí đầu vào như điện, nước, xăng dầu, nguyên liệu tăng... đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) càng thêm khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã phải xoay xở tìm mọi cách để hạn chế thấp nhất những tác động của việc tăng giá này, nhất là ổn định giá bán để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường tiền tệ xuất hiện tình trạng khách hàng có vốn lớn ép ngân hàng (NH) với mức lãi suất huy động cao dù trần lãi suất huy động là 10,5%.
Giá bán lẻ xăng trong nước ngày 20-11-2009 cao hơn giá nhập khẩu là 6.080 VNĐ/lít (bằng 39,2% so với giá bán), cao hơn 7.080 VNĐ/lít vào ngày 21-2-2010 (bằng 41,67% giá bán). Đây là bất hợp lý trong quản lý kinh doanh xăng dầu