Khách hàng gửi tiết kiệm tại ACB
Nhiều ngân hàng chưa dám giảm lãi suất tiết kiệm để hạ lãi suất cho vay - Ngân hàng thu phí dịch vụ 4% từ đầu nguồn nhưng bên vay phải trả lãi suất cho 100% số vốn vay
Lãi suất cho vay thỏa thuận vừa được Ngân hàng (NH) Nhà nước từng bước nới lỏng và NH chưa giảm được chi phí đầu vào nên lãi suất đầu ra không thể đi xuống.
Khó giảm chi phí đầu vào
Theo các NH, trong tổng nguồn vốn có đến 90% số vốn huy động từ dân cư, chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn 1-3 tháng, lãi suất thực tế chạm ngưỡng 12%/năm, cộng với chi phí kinh doanh 4%/năm nên lãi suất cho vay không thể dưới 16%/năm. Tuy nhiên, với mức lãi suất này trở lên không phải khách hàng nào cũng chấp nhận, đòi hỏi các NH phải giảm lãi suất đầu vào để hạ lãi suất cho vay mới thu hút đông đảo người vay.
Tuy vậy, các NH vẫn đang nhìn nhau, dè dặt hạ lãi suất đầu vào. NH Sài Gòn Thương Tín giảm nhẹ lãi suất của các kỳ hạn từ 4 tháng trở lên xuống dưới 10,49%, NH Á Châu hạ lãi suất huy động vốn kỳ hạn tuần... Còn lãi suất kỳ hạn 1 - 12 tháng của nhiều NH đều phổ biến ở mức 10,49%/năm, trong đó một số NH tiếp tục khuyến mãi thông qua hình thức tặng tiền, quà cho người gửi, chứng tỏ mức độ cạnh tranh lãi suất tiền gửi còn khốc liệt.
Vì thế, nhiều NH chưa dám giảm lãi suất tiết kiệm vì e ngại tiền chuyển dịch đến NH khác. Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm để Hiệp hội NH phát huy vai trò của mình, kêu gọi các NH đồng thuận hạ lãi suất; hoặc NH Nhà nước sớm có biện pháp hữu hiệu để lãi suất đầu vào và đầu ra “rủ nhau” đi xuống, có lợi cho nền kinh tế.
Quy định trần
Do NH Nhà nước chưa cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với vay vốn lưu động (vốn vay ngắn hạn) nên trần lãi suất cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh vẫn bị khống chế 12%/năm. Thông thường đầu năm mới, các NH sẽ cấp cho doanh nghiệp (DN) một số vốn nhất định (thường gọi là hạn mức tín dụng hằng năm). Để được cấp hạn mức tín dụng, ngoài lãi suất 12%/năm, DN còn đóng phí dịch vụ thấp nhất là 4% trên số vốn được cấp thông qua các thủ tục cho vay khiến chi phí vay vốn lên đến 16%/năm.
Thế nhưng, khi cấp hạn mức tín dụng cho DN, NH thu 4% phí dịch vụ ngay từ đầu nguồn. Giả sử DN được cấp hạn mức tín dụng 1 tỉ đồng, lập tức NH thu 40 triệu đồng phí dịch vụ, tính ra NH chỉ giải ngân thực tế 960 triệu đồng nhưng DN phải chi trả lãi suất cho 1 tỉ đồng; trường hợp DN chỉ sử dụng 50% hạn mức tín dụng (tức 500 triệu đồng), số tiền lãi DN phải trả cho NH là 60 triệu đồng, nhiều hơn số tiền đóng phí dịch vụ 20 triệu đồng là không hợp lý. Đây là một trong những yếu tố làm bất ổn của thị trường lãi suất, dẫn đến quan hệ tín dụng thiếu sòng phẳng mà nguyên nhân được cho phát xuất từ quy định trần lãi suất cho vay.
Vay vốn lưu động nên thỏa thuận lãi suất
|
Theo NLĐ
(HBĐT) - Kim Bôi là huyện có phong trào trồng rừng kinh tế hiệu quả của tỉnh. Những năm gần đây toàn huyện đã trồng rừng mới từ 1.500- gần 2.000 ha. Lực lượng kiểm lâm đã làm tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện trồng rừng, khai thác gỗ và lâm sản theo đúng quy định của Nhà nước. Nhờ đó mật độ mật độ che phủ rừng của huyện vẫn duy trì ổn định khoảng 53% ( sau khi chia tác các xã, mật độ che phủ rừng đạt gần 70%).
(HBĐT) - Hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2010 và thực hiện phong trào “Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp”, Thành đoàn Hòa Bình đã phối hợp với Phòng LĐ – TB & XH thành phố tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho 50 ĐVTN các phường, xã trên địa bàn.
Hàng chục nghìn lao động phổ thông “Nam tiến” không có tiền về quê ăn Tết, và đến nay đã gần hết tháng Giêng nhưng hàng chục nghìn người khác đang không muốn trở lại các KCN, KCX đang làm. Miền Nam không còn là “miền đất hứa” với lao động phổ thông?
Các mạng điện thoại di động đang đua nhau đưa ra rất nhiều đợt giảm cước quy mô lớn ngay từ đầu năm
Từ mối lợi trước mắt, chỉ cần gạt đất bốc quặng lên bán là có ngay tiền tỷ, chủ mỏ và không ít người có điều kiện tìm mọi cách tận thu quặng là điều dễ hiểu. Nhưng còn lý do khác, khiến số mỏ khai thác ở các địa phương mở ra như nấm, chính là cơn "khát" nguồn thu để đầu tư phát triển.
Hàng loạt chi phí đầu vào như điện, nước, xăng dầu, nguyên liệu tăng... đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) càng thêm khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã phải xoay xở tìm mọi cách để hạn chế thấp nhất những tác động của việc tăng giá này, nhất là ổn định giá bán để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.