Một cửa hàng bán sản phẩm may Nhà Bè tại TP Hồ Chí Minh
Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QÐ-TTg ngày 25-11-2003, giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành triển khai.
Là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam thông qua thương hiệu sản phẩm đồng thời bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.
Chương trình hướng tới mục đích: Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ phong phú, chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô. Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo". Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Hình ảnh Việt Nam được cấu tạo từ nhiều yếu tố, trong đó có phần không nhỏ là hình ảnh của sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam hay được sản xuất bởi Việt Nam. Do đó, lựa chọn các thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình THQG phải là các sản phẩm có vị thế dẫn đầu ngành và chia sẻ các giá trị mà chương trình THQG theo đuổi. Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình sẽ trở thành đối tác của Chương trình và cùng với Nhà nước phát triển hình ảnh Việt Nam mới gắn kết với các giá trị.
Trong năm 2010, chương trình sẽ ưu tiên xây dựng Chiến lược THQG giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt. Do đó, nội dung hoạt động trong năm chủ yếu tập trung vào các hoạt động xây dựng lại thể chế, dự thảo các chiến lược và kế hoạch, lấy ý kiến các cơ quan (bộ, ngành, công chúng), học tập kinh nghiệm và hội thảo xin ý kiến để tổng hợp trình Chính phủ xem xét quyết định. Bên cạnh đó, Chương trình THQG năm 2010 sẽ thực hiện Chương trình quốc gia về hỗ trợ các hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu. Trước mắt tập trung vào sáu ngành hàng chính là: thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và cà-phê.
Các hoạt động chính sẽ triển khai trong năm 2010 bao gồm: tư vấn và xây dựng mô hình phát triển thương hiệu sáu ngành hàng chính là: thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và cà-phê.
Tổ chức các hội thảo về xây dựng thương hiệu trong thập kỷ 2010-2020; Hội thảo về mô hình xây dựng thương hiệu các ngành hàng trọng điểm của Việt Nam.
Ðiều tra thực trạng xây dựng thương hiệu trên cả nước, trong đó bao gồm mức độ nhận biết thương hiệu theo ngành hàng (đánh giá ảnh hưởng và hiệu quả của hình ảnh chương trình THQG đến cộng đồng). Phối hợp Bộ Ngoại giao điều tra thực trạng nhận thức về hình ảnh và THQG Việt Nam trên thế giới (tại những nước mà Việt Nam có cơ quan đại diện ngoại giao, quan hệ ngoại giao hoặc thương mại). Nghiên cứu và đề xuất Chiến lược THQG đến năm 2020 tầm nhìn 2050. Khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm triển khai chương trình THQG tại Anh. Quảng bá tuyên truyền cho chương trình THQG qua ấn phẩm đối ngoại. Tổ chức đoàn công tác tuyên truyền và quảng bá tại Triển lãm thế giới 2010 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Duy trì và phát triển trang thông tin điện tử cho chương trình và chuyên đề THQG trên các cơ quan truyền thông báo, đài.
Hướng tới Ngày Thương hiệu Việt Nam 20-4, Ban Thư ký chương trình đang triển khai chuẩn bị tổ chức một số sự kiện, hoạt động cụ thể như: Tổ chức lễ công bố các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình THQG năm 2010 và kỷ niệm hai năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20-4-2010), dự kiến sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào ngày 19-4-2010 với thành phần tham dự là lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, Ðại sứ quán các nước, các doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước. Bộ Công thương dự kiến sẽ tổ chức buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ và các doanh nghiệp có sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình để báo cáo với Thủ tướng về kết quả chương trình trong thời gian qua.
Theo ND
(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi, địa giới hành chính được phân chia thành 11 huyện, thành phố. Hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận lợi đã tạo điều kiện giao thương hàng hoá các tỉnh trong khu vực và phát triển hệ thống thương mại của tỉnh.
(HBĐT) - Việc tổ chức chăn nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa đang được người dân huyện Tân Lạc quan tâm, đã và đang được áp dụng nhiều thành tựu KHKT để chuyển dần từ phương thức chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi tính toán và có lãi.
Ngày 10-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã dành trọn buổi sáng làm việc với các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước (TCTNN) về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2010.
TPHCM đã chuẩn bị các đề án cụ thể cho chương trình này như đang triển khai đề án chiến lược phát triển chăn nuôi gắn kết các đơn vị đầu tư, doanh nghiệp để cung cấp vốn, kỹ thuật và đầu ra bền vững để có thể bình ổn giá suốt năm các mặt hàng thiết yếu
Ngày 10-3, Bộ Công thương tổ chức họp báo thông tin về việc điều hành, quản lý nhập khẩu muối sau khi có dư luận cho rằng, việc cấp phép nhập khẩu muối làm ảnh hưởng đến giá muối trong nước và việc nhập khẩu muối cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh, từ nay đến hết tháng 6/2010.