Tân Lạc phát triển nuôi lợn nái sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế cao
(HBĐT) - Việc tổ chức chăn nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa đang được người dân huyện Tân Lạc quan tâm, đã và đang được áp dụng nhiều thành tựu KHKT để chuyển dần từ phương thức chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi tính toán và có lãi.
Đây cũng là mục tiêu chung về phát triển ngành chăn nuôi của huyện nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có uy tín và tăng thu nhập cho hộ chăn nuôi. Hiện nay, nguồn cung cấp lợn giống của huyện chủ yếu lấy từ các địa phương khác về như Ninh Bình, Bắc Giang… Các nguồn cung cấp này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Cho nên, việc đưa giống lợn nái về nuôi tại các hộ để gây nguồn giống cung cấp cho người dân là cần thiết. Do đó, Trạm KNKL huyện đã triển khai mô hình “Chăn nuôi lợn nái sinh sản” tại xã Gia Mô.
Mục đích của mô hình nhằm nâng cao năng lực áp dụng tiến bộ KHKT cho người nông dân chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nái nói riêng; Tận dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương về nguồn thức ăn, nguồn nhân lực; Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn... Nguyên tắc lựa chọn hộ tham gia: Tự nguyện tham gia mô hình; Có năng lực trong việc tiếp thu và áp dụng kỹ thuật được chuyển giao; Cam kết đóng góp phần kinh phí theo quy định để thực hiện tốt mô hình, và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản; Có kỹ năng và sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái cho các hộ chăn nuôi khác; Tham gia đầy đủ các hoạt động của mô hình.
Trạm KNKL huyện đã lựa chọn được 48 hộ với 24 nhóm khác nhau và tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình với nội dung: Kỹ thuật chọn giống, xây dựng và cải tạo chuồng trại; Kỹ thuật phát hiện động dục, phối giống; Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đầu, giai đoạn mang thai, giai đoạn đẻ và nuôi con; Kỹ thuật chăm sóc lợn con; Phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn.
Trạm KNKL đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho mô hình, phối hợp với khuyến nông xã trực tiếp đến các hộ hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức thực hiện một số hoạt động của mô hình như: Sửa chữa, xây dựng chuồng trại, thiết kế máng ăn, máng uống; Mua và giao nhận lợn giống; Hỗ trợ thức ăn và các vật tư khác; Khám và chữa bệnh cho lợn trong trường hợp có lợn ốm.
Tính đến thời điểm này thì lợn của các hộ đã, đang và bắt đầu sinh sản, trung bình số con trên lứa hiện nay là 10,8 con. Với kết quả này cho thấy các hộ đã áp dụng tương đối đúng quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên một số hộ vẫn còn chưa thực sự chú trọng đến công tác phối giống, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn, tỷ lệ lợn nái chết là 4,2%; tỷ lệ phối giống không đạt hiệu quả là 4,3%. Mô hình về cơ bản đã đạt được một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo yêu cầu đề ra, đáp ứng được mong muốn cải tiến kỹ thuật của người chăn nuôi, và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nái nói riêng. Mô hình đã cung cấp cho địa bàn một số lượng lợn thịt đảm bảo và có chất lượng tốt.
Qua mô hình góp phần nâng cao nhận thức của người dân cũng như nâng cao tầm quan trọng của việc tự cung tự cấp nguồn lợn thịt, qua đó cho thấy chăn nuôi lợn nái sinh sản đã mở ra một hướng phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương.
Đinh Thắng.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Kim Bôi cấy 2.500 ha lúa. Đã có 205 ha chuyển sang trồng màu. Do hạn hán, huyện đã hỗ trợ cho các xã 28 máy bơm (26 máy bơm dầu và 2 máy bơm điện) và 277 triệu tiền điện, dầu để tưới làm đất cấy. Tuy nhiên đến nay, toàn huyện còn trên 600 ha lúa và hơn 100 ha cây màu cần phải tưới dưỡng để cây phát triển.
(HBĐT) - Trở về sau chiến tranh, mất 36% sức khoẻ, với hai bàn tay trắng, ông Trần Viết Ngân ở xóm Chu, xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình vẫn mang một quyết tâm, một khát khao được cống hiến cho gia đình và cho xã hội.
Con số nhập siêu của tháng 2 vừa được Tổng cục Thống kê công bố chỉ ở mức 700 triệu USD và đây là tháng thứ ba liên tiếp nhập siêu giảm. Tuy còn quá sớm và chưa đủ căn cứ để có thể cho rằng nhập siêu đã xuất hiện xu hướng giảm, Nhưng khởi đầu này đem đến hy vọng nhập siêu sẽ được kiểm soát ở mức 20% như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Sáng 9-3, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức họp thông báo kế hoạch tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất ở Tiền Giang từ ngày 19 đến 24-4. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang kiêm Phó trưởng ban chỉ đạo thường trực Festival, cho biết: Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, đến nay mọi việc đã sẵn sàng vì đây sẽ là Festival trái cây hoành tráng nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu với các nước về thế mạnh của Việt Nam, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.
Dự báo thị trường sắp bước vào vùng điều chỉnh, với ngưỡng kháng cự của VN-Index tại mốc 540 điểm. Nhà đầu tư tránh mua những cổ phiếu có các chỉ số cơ bản kém hấp dẫn, đã lên quá cao trên nền giá
Giá vàng trong nước sáng 9/3 quay đầu giảm mạnh, sau khi giá thế giới đêm qua bất ngờ đổ dốc và tiếp tục suy yếu vào đầu phiên sáng nay trên thị trường châu Á.