Vay vốn ngân hàng để đầu tư mô hình chăn nuôi lợn nái đang là sự lựa chọn của nhiều hộ nông dân huyện Đà Bắc

Vay vốn ngân hàng để đầu tư mô hình chăn nuôi lợn nái đang là sự lựa chọn của nhiều hộ nông dân huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đó là khẳng định của ông Đỗ Tuấn Hải, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Đà Bắc khi nhìn nhận về khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của nông dân bản địa.

 

Một trong những bằng chứng thuyết phục là vài năm trở lại đây, tổng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp – nông thôn của chi nhánh đã có mức tăng ổn định và chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Ông Đỗ Tuấn Hải cho rằng: Nhìn chung so với chục năm trở về trước, người dân bản địa đã có một bước tiến dài trong khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cũng như khả năng sử dụng đồng vốn vay. Điều đáng ghi nhận là trong nhận thức của họ đã có sự tính toán, cân nhắc hợp lý giữa nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ. Do đó vừa chủ động được thời gian trả nợ ngân hàng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của đồng vốn. Bằng chứng là trong vài năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng NN&PTNT huyện Đà Bắc đã giảm đáng kể xuống mức dưới 2% tổng dư nợ, cho vay khu vực nông nghiệp – nông thôn chiếm tỷ lệ cao so với cho vay các đối tượng khác. Đặc biệt, nhiều hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống thay vì đeo nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và chính quyền địa phương. Bản thân họ đã ý thức được rằng phải bước qua đói nghèo bằng chính đôi chân của mình, và đồng vốn vay từ ngân hàng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân của họ.

 

Với đặc thù hoạt động của hệ thống Cgân hàng NN&PTNT, Chi nhánh huyện Đà Bắc xác định nông nghiệp là lĩnh vực truyền thống và nông dân là đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm khơi thông dòng chảy của nguồn vốn, giúp người dân chủ động hơn khi tiếp cận. Bất chấp những hạn chế về địa hình và đặc điểm KT – XH còn nhiều khó khăn ở huyện vùng cao Đà Bắc, nguồn tín dụng của ngân hàng đã đến được với hàng nghìn hộ dân vùng sâu, vùng xa thông qua hoạt động của các tổ liên đới trách nhiệm do các đoàn thể thành lập như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… Không những đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, ngân hàng còn mở rộng cho vay phát triển ngành nghề nông thôn, tạo tiền đề cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Điều quan trọng là sự đầu tư đó của ngân hàng đã được nông dân đón nhận như một phương thức hỗ trợ thoả đáng, giúp họ có thêm nội lực trong quá trình phát triển kinh tế.

 

Ông Nguyễn Văn Châu - Trưởng xóm Trúc Sơn (thị trấn Đà Bắc) xác nhận: Hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn như ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân… đều mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, sẵn sàng mở cửa cho nông dân vay vốn. Họ căn cứ vào tài sản thế chấp, mục đích sử dụng đồng vốn và đặc biệt, chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay thành tài sản đảm bảo tiền vay để quyết định ký hợp đồng tín dụng cho khách hàng. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho nông dân khi có nhu cầu tiếp cận vốn để phát triển sản xuất. Vấn đề còn lại là nông dân phải đưa ra được hoạch định kinh tế khả thi, chứng tỏ được mức độ hiệu quả của đồng vốn vay thì nhu cầu vay vốn sẽ được đáp ứng thoả đáng.

 

Cụ thể như xóm Trúc Sơn. Cả xóm có 160 hộ (số hộ làm nông nghiệp chiếm khoảng 80%) thì trong đó đã có khoảng 80% mạnh dạn vay vốn ngân hàng. Hầu hết đều không gặp trở ngại đáng kể nào khi tiếp cận vốn bởi vì đã nắm bắt được đầy đủ thông tin, hơn nữa còn được cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Tổ TK&VV hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện. Điều quan trọng hơn cả là các hộ dân nơi đây đều xác định được nhu cầu sử dụng vốn của gia đình mình nên đảm bảo được hiệu quả đồng vốn. “Chủ động vay vốn ngân hàng là xuất phát điểm cần thiết để chúng tôi mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện mức sống của gia đình” - ông Nguyễn Văn Châu phấn khởi khẳng định./.

 

                                                                              Phan Anh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Năm 2010, phân bổ 15 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án đường Dân Hạ - Độc Lập (Kỳ Sơn).

Doanh nghiệp xuất khẩu khốn đốn

“Cực kỳ khó khăn về vốn” - Tổng Giám đốc Cty CP Intimex, ông Đỗ Hà Nam thốt lên trên diễn đàn về xuất khẩu hôm 11-3.

Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn về kiềm chế lạm phát

Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ 15- 21/3.

Cao Phong: Tạm ứng 150 triệu đồng nạo vét kênh mương chống hạn

(HBĐT) - Triển khai các biện pháp chống hạn vụ chiêm xuân, huyện Cao Phong vừa huy động 13 xã, thị trấn thực hiện nạo vét kênh mương với tổng khối lượng gần 479 m3, tổng kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng. Ngoài ra, huyện đã kịp thời phân bổ nguồn kinh phí 100 triệu đồng để các địa phương mua nhiên liệu phục vụ công tác chống hạn.

Mô hình thâm canh cá lồng ở ngòi hoa

(HBĐT) - Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc thuộc vùng lòng hồ Sông Đà có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp các tiến bộ KHKT chưa được áp dụng. Những năm gần đây người dân đã biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản suất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuất khẩu chưa tận dụng hết lợi thế

Nhận định trên được đưa ra tại hội nghị giao ban “Tình hình xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010” với các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp do Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 11-3 ở TPHCM

Tập trung hỗ trợ các hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu

Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QÐ-TTg ngày 25-11-2003, giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành triển khai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục