Mô hình nuôi cá lồng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân các xã vùng lòng hồ
(HBĐT) - Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc thuộc vùng lòng hồ Sông Đà có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp các tiến bộ KHKT chưa được áp dụng. Những năm gần đây người dân đã biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản suất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện nguồn vốn thuộc chương trình 135 và chuyển giao KHKT mới tới người nông dân, Trạm KNKL Tân Lạc thực hiện mô hình cá trắm cỏ nuôi lồng với quy mô 8 lồng được triển khai ở xóm Liếm xã Ngòi Hoa, mật độ thả 10kg/lồng, cỡ cá giống thả từ 0,5-0,6 kg/con, thời gian thực hiện từ tháng 3/2009.
Mục đích của mô hình nhằm: Tăng năng suất cho vật nuôi; giảm tối thiểu hao hụt trong giai đoạn nuôi; tăng giá trị sản lượng trên diện tích lồng nuôi; tăng thu nhập cho nông dân góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Trạm KNKL đã lựa chọn được 8 nhóm hộ có đủ điều kiện để thực hiện mô hình. Trạm đã cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình đến từng hộ hướng dẫn từng bước chuẩn bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra của mô hình như tu sửa lồng, vệ sinh, quét vôi, phơi lồng trước khi đưa cá vào thả để đảm bảo không xảy ra dịch bệnh.
Trạm KN- KL cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn cho các hộ với các nội dung: Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ lồng đạt năng suất cao; kỹ thuật phòng trị bệnh cho cá; các biện pháp quản lý cũng như chăm sóc phòng bệnh và thu hoạch cá. Ngoài các hộ tham gia trực tiếp mô hình, các nhóm hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ lồng cũng được mời tham dự lớp tập huấn.
Thức ăn dùng cho nuôi cá là thức ăn công nghiệp viên nổi kết hợp với thức ăn của loài là các loại rau cỏ đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của cá. Do con giống đảm bảo chất lượng và môi trường nước không nhiễm bẩn nên sau khi thả, cá phát triển đồng đều không sảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi. Sau 9 tháng thực hiện mô hình, kết quả cho thấy tỷ lệ sống đạt 80%; trọng lượng cá đạt trung bình 4 kg/con
Đánh giá về hiệu quả của mô hình, ông Bùi Văn Diện, Trạm trưởng Trạm KNKL Tân Lạc cho biết: Nhờ làm tốt công tác chọn hộ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa cán bộ kỹ thuật với hộ thực hiện mô hình và sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo xã cộng với ý thức trách nhiệm của hộ tham gia xây dựng mô hình nên đã đạt được mục tiêu của mô hình đề ra. Kết quả của mô hình nuôi cá trắm cỏ lồng thích hợp trên địa bàn xã Ngòi Hoa. Cá trắm cỏ có thị trường tiêu thụ rất phong phú. Trong thời gian tới địa phương cần nhân rộng mô hình và làm tốt công tác dự báo thị trường, xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân, có như vậy sản suất mới phát triển bền vững, thực sự cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc miền núi.
Đinh Thắng
Cùng nhịp với thế giới, giá vàng trong nước sáng 11/3 giảm rất mạnh. Tính tới 11h30, giá chỉ còn 26,42 triệu đồng/lượng, giảm 160.000 đồng/lượng so với chiều qua.
Các tổ chức tín dụng không thể thừa vốn khả dụng vì vốn huy động hai tháng đầu năm của cả hệ thống giảm 0,17% so với cuối năm 2009.
(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi, địa giới hành chính được phân chia thành 11 huyện, thành phố. Hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận lợi đã tạo điều kiện giao thương hàng hoá các tỉnh trong khu vực và phát triển hệ thống thương mại của tỉnh.
(HBĐT) - Việc tổ chức chăn nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa đang được người dân huyện Tân Lạc quan tâm, đã và đang được áp dụng nhiều thành tựu KHKT để chuyển dần từ phương thức chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi tính toán và có lãi.
Ngày 10-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã dành trọn buổi sáng làm việc với các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước (TCTNN) về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2010.
TPHCM đã chuẩn bị các đề án cụ thể cho chương trình này như đang triển khai đề án chiến lược phát triển chăn nuôi gắn kết các đơn vị đầu tư, doanh nghiệp để cung cấp vốn, kỹ thuật và đầu ra bền vững để có thể bình ổn giá suốt năm các mặt hàng thiết yếu