Gia đình ông Bùi Thanh Mức (Xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy) mỗi năm thu nhập hàng chục triệu đồng từ việc nuôi ong lấy mật.

Gia đình ông Bùi Thanh Mức (Xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy) mỗi năm thu nhập hàng chục triệu đồng từ việc nuôi ong lấy mật.

(HBĐT) - Trong vài năm trở lại đây, đời sống của người dân xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ) không ngừng được nâng lên và dần đi vào ổn định. Có được kết quả đó là nhờ người dân trong xã đã vận dụng có hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật cho thu nhập cao.

 

Cho đến nay, toàn xã có trên 50 hộ dân gia nhập Hiệp hội nuôi ong của huyện. Do Hiệp hội là nơi tập hợp các hộ dân có kinh nghiệm trong việc nuôi ong nên đây là cơ hội tốt để trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực này. Năm 2008, toàn xã chỉ có 100 đàn ong và hiện đã nâng lên 451 đàn. Ong giống được nhập về từ Trung tâm giống ong Trung ương. Những hộ dân tham gia Hiệp hội được Dự án GTZ cấp giống. Chỉ tính riêng số đàn ong trong dự án của toàn xã đã lên đến 415 đàn.

 

Ông Bùi Minh Năng, Chủ tịch UBND xã Liên Hoà cho biết: “Một năm, mỗi đàn ong cho từ 12-15 lít mật. Với giá thành từ 70- 100 nghìn đồng/lít. Yếu tố quan trọng nhất hấp dẫn người dân là đầu tư nuôi ong không đòi hỏi nhiều vốn. Cho đến nay, chúng tôi có thể vui mừng khẳng định nhiều hộ dân trong xã đã thoát nghèo nhờ hướng phát triển kinh tế này”

 

Tuy nhiên, việc nuôi ong đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu khá ngặt nghèo. Ông Bùi Thanh Mức, cán bộ nông nghiệp xã Liên Hoà chia sẻ: “Ngay từ khâu chọn ong đã là thách thức không nhỏ đối với người dân khi bắt đầu nuôi ong. Ong giống phải tuyệt đối không bị bệnh. Đây là khó khăn rất lớn bởi không ít người nuôi ong lâu năm đôi khi vẫn nhầm lẫn nhất là khi ong mới chớm bệnh. Bên cạnh đó mật độ cầu ong thế nào cho hợp lý ? Thay tạo chúa vào thời điểm nào cho đúng quy trình ?... tất cả đều đòi hỏi người dân phải chuẩn bị tốt về kỹ thuật trước khi bắt tay vào nuôi ong.”

 

Ông Bùi Thanh Mức cũng là một trong những người tiên phong nuôi ong của xã. Năm 2008, gia đình ông nuôi thử nghiệm 3 đàn ong cho thu hơn 30 lít mật. Với giá thành lúc đó là 100 nghìn đồng/lít, đã góp một phần không nhỏ cải thiện đời sống. Đến nay, từ 3 đàn, ong đã sinh sản và phát triển thành 10 đàn. Trong năm 2009, tính riêng mật ong gia đình ông đã thu trên 10 triệu đồng. Ông cho biết: “Trước kia chỉ trông vào sản xuất nông nghiệp đời sống gia đình gặp không ít khó khăn. Từ khi nuôi ong đời sống của gia đình tôi đã được nâng cao rõ rệt. Đến nay, thu nhập bình quân tăng hơn trước đạt 10 triệu đồng/người/năm. Thêm vào đó, sức khoẻ cũng được cải thiện. Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về đường ruột, dạ dày... ”

 

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với sản phẩm mật ong của xã Liên Hoà nói riêng và người dân Lạc Thuỷ nói chung đó là vấn đề thị trường tiêu thụ. Mặc dù đã đăng ký thương hiệu song mật ong nơi đây vẫn chưa có nhãn mác riêng, chính điều đó đã tạo nên khó khăn không nhỏ cho việc đảm bảo đầu ra trên thị trường cho sản phẩm. Cách đây không lâu, người dân đổ xô nuôi ong ngoại. Khác với ong nội, ong ngoại phàm ăn, cho sản lượng mật cao tuy nhiên chất lượng lại không đảm bảo. Bên cạnh đó, việc phân biệt hai loại mật ong này không hề đơn giản, chỉ những người có kinh nghiệm sử dụng mật ong mới có thể cảm nhận được mật ong nội có vị đậm đà vượt trội hơn hẳn.

 

Một nghịch lý đáng buồn mà ai cũng nhận thấy đó là dù nhu cầu mật ong nội ở ngay thị trường trong nước rất lớn song người dân vẫn e dè với các loại mật được bày bán hiện nay. Thực tế đó đòi hỏi cần đẩy nhanh hơn nữa việc đăng kỹ nhãn mác hàng hoá đối với sản phẩm mật ong ở Lạc Thuỷ nói chung để trả lại vị trí xứng đáng của mật ong nơi đây trên thị trường.

                                                                                        Hải Yến

Các tin khác

Người trồng lúa cần được hỗ trợ nhiều mặt như kỹ thuật canh tác, giống...; kể cả phúc lợi y tế, văn hóa, giáo dục..
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sắp hết thời vụ gieo trồng vụ xuân, nông dân xã Thượng Cốc đang khẩn trương gieo trồng các cây màu ngắn hạn như khoai lang, sắn…

Hội Phụ nữ xã Long Sơn: Tận dụng nguồn vốn để phát triển kinh tế

(HBĐT) - Năm 2005, Hội Phụ nữ xã Long Sơn, huyện Lương Sơn lần đầu tiên được tiếp cận nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo trên danh nghĩa là một tổ tín chấp vay vốn của Ngân hàng CSXH với bộn bề những khó khăn, trong khi tổng số vốn vay là 709 triệu đồng thì số nợ quá hạn khó đòi lên tới 101 triệu đồng. Trước thực trạng đó, các cấp hội phụ nữ ở đây đã có nhiều giải pháp nhằm tận dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.

Lãi suất trên 18%, người vay lắc đầu

Một số ngân hàng cho biết sau khi áp dụng lãi suất thỏa thuận khi cho vay vốn trung và dài hạn, một số khách vay vốn để đầu tư sản xuất đã lắc đầu khi ngân hàng đưa ra mức lãi suất vay trên 18%/năm.

Sàn vàng “chui” lộ diện

Thời điểm đóng cửa hoạt động kinh doanh vàng tài khoản đến gần. Các sàn vàng “chui” vẫn diễn ra khá sôi động với nhiều hình thức khác nhau.

Tiếp sức hàng Việt: Mở rộng phân phối để giữ giá

Nhà sản xuất trong nước có thể áp dụng kinh nghiệm của doanh nghiệp (DN) nước ngoài về phát triển hệ thống phân phối, liên kết với những nhà phân phối chuyên nghiệp để mở rộng thị phần, đặc biệt là ổn định giá bán - vấn đề mọi người tiêu dùng đang quan tâm.

Đà Bắc: Nông dân đã chủ động hơn khi tiếp cận vốn ngân hàng

(HBĐT) - Đó là khẳng định của ông Đỗ Tuấn Hải, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Đà Bắc khi nhìn nhận về khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của nông dân bản địa.

Phát huy vai trò đại diện quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp FDI

Sáng 13-3, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức Ðại hội toàn thể lần thứ hai nhằm đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động trong nhiệm kỳ thứ hai (2010-2014) của Hiệp hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, phát huy vai trò đại diện quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DN FDI).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục