Vụ việc hàng loạt các hãng xe ôtô ở nhiều nước phải triệu hồi xe (recall) để khắc phục, sửa chữa thời gian gần đây, khiến người tiêu dùng tại VN đặc biệt lo ngại.
Điều đáng nói là hiện thị trường VN đã có mặt đầy đủ các hãng ôtô danh tiếng, kể cả các xe thương hiệu này được nhập khẩu (NK). Nguyên nhân của tình trạng này ra sao, và ai sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng VN khi mà hàng rào pháp lý buộc các hãng xe và nhà NK phải công bố chất lượng xe đến người tiêu dùng chưa rõ ràng. Phóng viên Lao Động đã phỏng vấn ông Dư Quốc Thịnh - Tổng Thư ký Hội Kỹ sư ôtô VN (VSAE) về vấn đề này.
- Ông đánh giá ra sao về việc thời gian qua, hàng loạt các hãng ôtô tên tuổi trên thế giới như Toyota, Honda hay Mercedes buộc phải triệu hồi để sửa chữa, khắc phục?
- Việc triệu hồi xe để sửa chữa, khắc phục đối với các hàng sản xuất trên thế giới là hoạt động rất bình thường, xảy ra thường xuyên. Điều này cũng không chỉ riêng các hãng xe, mà cả các sản phẩm khác như vừa rồi hãng máy tính xách tay Sony Vio cũng phải thu hồi hàng triệu máy tính do sự cố lỗi pin.
Đối với việc các hãng ôtô thời gian qua phải triệu hồi hàng loạt xe cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình thiết kế và sản xuất ôtô, việc phát sinh ra các lỗi kỹ thuật của một chi tiết hoặc thiết bị là không cá biệt. Nhiều trường hợp các lỗi bị phát hiện ngay trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất tự động thu hồi và thông báo với cơ quan chức năng; nhưng cũng có trường hợp, những lỗi bị phát hiện phải thông qua một quá trình theo dõi, thu thập, thống kê đủ số lượng từ khách hàng sử dụng xe để chứng minh đây là lỗi kỹ thuật đồng loạt...
- Mặc dù các hãng xe sản xuất tại VN (trừ Toyota Việt Nam) đều khẳng định không bị ảnh hưởng bởi lỗi kỹ thuật của xe tương tự sản xuất tại các nước khác, nhưng hiện thị trường VN đã có mặt cả xe ôtô NK, liệu có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng VN trong trường hợp xe NK bị sự cố lỗi kỹ thuật không, thưa ông?
- Điều này là hoàn toàn có thể nếu quy định của pháp luật chặt chẽ. Hiện nay, ở các nước thường là uỷ ban an toàn giao thông quốc gia sẽ làm trung gian để bảo vệ quyền lợi của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Chẳng hạn, nếu người tiêu dùng có phản hồi về lỗi kỹ thuật của xe nào đó phải có đủ chứng cứ theo quy định hiện hành, lỗi đó phải được tập đủ số lượng đến mức độ nào đó để xác định đây là lỗi kỹ thuật của một sêri xe sản xuất ra, chứ không phải là lỗi đơn lẻ.
Trong trường hợp đó, UB An toàn giao thông quốc gia có trách nhiệm buộc nhà sản xuất phải thu hồi xe để khắc phục, sửa chữa lỗi đó. Tuy nhiên, chỉ trừ một số hãng xe sản xuất ở VN có vốn góp của Cty mẹ thì Cty mẹ có nghĩa vụ chính thức, còn các doanh nghiệp XNK ôtô đa phần đều không phải là đại lý chính thức của nhà sản xuất. Vì vậy, nhiều DN thường lẩn tránh trách nhiệm, lờ đi việc bồi thường cho khách hàng nếu có thiệt hại.
Thêm vào đó, quy định đối với việc NK xe chưa chặt chẽ, phải có quy định buộc nhà NK công bố tình trạng xe để người sử dụng biết và đòi quyền lợi. Hoặc, đối với những mẫu xe đang có sự cố kỹ thuật thì phải quy định nhà NK không được NK vào VN. Nếu vẫn NK thì nhà NK phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện không có cơ quan nào giám sát việc này. Nhà NK cũng không công khai tình trạng xe và nên khi xảy ra sự cố kỹ thuật, người tiêu dùng cũng không nhận được sự trợ giúp.
- Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân của những sự cố liên tiếp vừa qua là do sự tăng trưởng nóng những dòng xe thịnh hành, theo ông, ý kiến này có căn cứ không?
- Tôi không cho rằng tăng trưởng nóng là nguyên nhân, bởi xét về tốc độ tăng trưởng nhu cầu xe hơi toàn cầu trong những năm gần đây còn đi xuống do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Bình quân sản xuất xe hơi dao động từ 51-56 triệu xe. Năm 2009, mức sản xuất chỉ vào khoảng 52 triệu xe, giảm khoảng 4 triệu/năm xe so với năm 2008.
Thế giới cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng âm đối với xe hơi sẽ từ 6-10%/năm. Hơn nữa, các hãng xe đều sản xuất theo đơn đặt hàng nên rất sát nhu cầu, vì vậy rất khó để có thể kết luận sự cố xe là do tăng trưởng nóng...
- Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Laodong
Nông sản Việt Nam phong phú, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ, việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực này chưa được chú trọng đúng mức.
VN và Thái Lan chiếm hơn 45% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới. Vì thế, liên minh với người Thái để giữ giá bán tốt, qua đó ấn định giá mua lúa trong nước ở mức cao... là một hướng làm có lợi
Để đạt mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách điều hành tiền tệ một cách “linh hoạt”. Nhưng doanh nghiệp lại cần sự ổn định tỷ giá để theo đuổi giá trị riêng.
(HBĐT) - Từ tháng 11/2007, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã chính thức công nhận lôgô nhãn hiệu hàng hóa cam Cao Phong của Công ty RQNS Cao Phong. Sản phẩm cam tươi của Công ty được khẳng định có chất lượng tốt, đạt giải Cúp vàng Hội chợ AgroViệt. Thương hiệu cam Cao Phong đã được khách hàng trong tỉnh, các tỉnh lân cận biết đến và tin dùng.
(HBĐT) - Theo kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong 245 tỷ đồng đầu tư cho các dự án thuỷ lợi đang triển khai trên địa bàn tỉnh, có 130 tỷ đồng được đầu tư cho 31 dự án an toàn hồ chứa đang triển khai trên địa bàn 8 huyện: Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn và Kim Bôi.
Không dừng lại ở mức 17%/năm, lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn sau một thời gian ngắn triển khai đang được một số NHTMCP đẩy lên mức khá cao: 18-20%/năm.